Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều chị em phụ nữ nhận thấy bản thân đi tiểu nhiều hơn khi mang thai và thắc mắc bà bầu đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường. Trên thực tế, đa số các trường hợp đi tiểu thường xuyên không nguy hiểm nhưng lại khiến các thai phụ cảm thấy khó chịu, bất tiện và lo sợ ảnh hưởng đến thai kỳ.
Đối với mỗi người phụ nữ, mang thai lần đầu là thời điểm mà mọi thứ đều mới mẻ và lạ lẫm. Do đó bất kỳ dấu hiệu hay biểu hiện khác lạ nào so với ngày thường cũng khiến các mẹ lưu tâm kể cả là tần suất tiểu tiện mỗi ngày.
Thông thường, mỗi ngày một người có thể đi tiểu trung bình từ 6 - 7 lần. Một vài trường hợp có thể có tần suất đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn mức trên. Nhưng thực tế, số lần đi tiểu trong ngày nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước và cả loại nước mà bạn đã tiêu thụ (ví dụ như: Sử dụng rượu bia và đồ uống có chứa caffeine có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần hơn ngày thường).
Người bình thường sẽ đi tiểu tầm 6-7 lần mỗi ngày
Ước tính có khoảng 80 - 95% bà bầu đi tiểu thường xuyên với tần suất trên 8 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, tiểu đêm trên 2 lần cũng hay xảy ra trong thai kỳ và tăng lên theo sự phát triển lớn dần của thai nhi. Đây là hiện tượng tự nhiên bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng.
Theo các chuyên gia, số lần đi tiểu trong ngày của các bà bầu còn phụ thuộc vào tuổi thai cũng như tình trạng của thai phụ. Thông tin dưới đây có thể giúp bạn tham khảo cách xác định tuổi thai và tần suất đi tiểu ở mỗi giai đoạn.
Ngoài các dấu hiệu như mất kinh hay trễ kinh, rất nhiều chị em mới mang thai ở những tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất) có dấu hiệu đi tiểu nhiều. Ở giai đoạn này, các hormone trong cơ thể đang dần thay đổi dẫn đến những khác biệt dễ nhận biết trên cơ thể mẹ bầu. Mặt khác, mang thai cũng là thời điểm lượng máu cũng như nhiều chất lỏng khác trong cơ thể thay đổi, yêu cầu thận làm việc với công suất cao hơn để đẩy các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Đồng thời, bàng quang bị chèn ép và kích ứng cũng là lý do khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này sẽ không kéo dài lâu, khi tử cung lớn dần lên nhô qua khung chậu thì hiện tượng này cũng giảm dần.
3 tháng đầu thai kỳ phụ nữ có dấu hiệu đi tiểu nhiều
Ở tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), mẹ bầu đã có thể thích nghi với sự xuất hiện của bào thai trong bụng. Áp lực lên bàng quang đã giảm bớt được phần nào do cổ tử cung phát triển lớn dần lên trong khoang bụng. Nhờ đó, ở giai đoạn này số lần đi tiểu của mẹ bầu sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, nếu theo dõi mà mẹ bầu vẫn thấy số lần đi tiểu trong ngày không giảm, vẫn nhiều như giai đoạn đầu mới mang thai thì nên đi thăm khám và kiểm tra các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Từ tuần thai thứ 35 trở đi (tam cá nguyệt thứ 3), các chị em sẽ thấy số lần đi tiểu nhiều hơn kèm theo rất nhiều các triệu chứng rối loạn đường tiểu khác nhau. Lúc này, trọng lượng của thai nhi phát triển nhanh chóng và tập trung ở vùng khung chậu khiến bàng quang chịu nhiều áp lực nhiều hơn, kích thích mẹ bầu đi tiểu nhiều lần.
Có thể thấy, bà bầu đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường còn phụ thuộc vào thời điểm mang thai đang là tháng thứ mấy. Mỗi giai đoạn mang thai khác nhau sẽ có số lần đi tiểu sẽ khác nhau. Nếu bạn thấy dấu hiệu bất thường về số lần đi tiểu và những dấu hiệu khó chịu khác hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và tư vấn thêm.
Đi tiểu ở phụ nữ mang thai là hiện tượng khá phố biến
Có thể thấy, việc đi tiểu thường xuyên là tình trạng không thể tránh khỏi ở các chị em phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ ba (ba tháng cuối thai kỳ). Bổ sung đủ nước cho cơ thể mẹ bầu là điều rất quan trọng nên cũng không thể cắt giảm uống nước để hạn chế việc đi tiểu quá nhiều. Thay vào đó, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo hữu ích sau để kiểm soát tình trạng này một cách tốt nhất có thể:
Việc sử dụng nước ngọt, soda, cà phê, soda hoặc một số loại trà có thể kích thích mẹ bầu đi tiểu với tần suất nhiều hơn hơn. Do đó, cần hạn chế các loại thức uống này khi mang thai vừa giúp thai phụ giảm bớt số lần đi tiểu trong ngày vừa có lợi cho sức khỏe thai kỳ. Bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc mẹ bầu đúng cách tại nhà để tăng cường sức khỏe cho mình.
Nhịn tiểu là một thói quen xấu và với các mẹ bầu cũng vậy. Vì vậy, dù đang bận rộn với công việc, thai phụ vẫn phải luôn đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Tránh tuyệt đối việc nhịn tiểu vì điều này về lâu dài có thể làm suy yếu cơ sàn chậu của bạn.
Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị són nước tiểu khi hắt hơi, ho hoặc khiêng vác nặng. Để hạn chế tình trạng này hãy cố gắng làm rỗng bàng quang hoàn toàn bằng cách nghiêng người về phía trước mỗi lần đi tiểu.
Các mẹ bầu nên hạn chế uống nhiều nước trước khi ngủ
Không chỉ ban ngày, việc đi tiểu thường xuyên vẫn có thể diễn ra vào ban đêm và làm gián đoạn giấc ngủ của các mẹ bầu. Lời khuyên dành cho bạn để hạn chế sự khó chịu này là hãy uống đủ nước vào ban ngày và hạn chế uống nhiều nước trước giờ đi ngủ. Nếu phải đi tiểu vào ban đêm, cần đảm bảo phòng có đèn ngủ để việc di chuyển của bà bầu đến nhà vệ sinh được an toàn.
Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường. Đi tiểu nhiều khi mang thai là tình trạng tự nhiên của cơ thể nhưng nếu theo dõi và phát hiện có những dấu hiệu bất thường, thai phụ nên đến gặp bác sĩ và thăm khám để sớm tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng khắc phục kịp thời.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.