Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Bách hợp là gì? Có phải bệnh không?

Ngày 04/05/2024
Kích thước chữ

Với nhiều người, bách hợp chỉ đơn giản là tên gọi khác của loài hoa loa kèn. Nhưng trong thế giới LGBT, bách hợp lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Vậy đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lesbian hay đồng tính nữ là thuật ngữ sử dụng để nói về những người nữ có xu hướng thích người cùng giới. Ngoài ra, có một số người sử dụng từ bách hợp để nói về người đồng tính nữ. Vậy bách hợp mang ý nghĩ thực sự là gì? Nguồn gốc từ này bắt nguồn từ đâu?

Bách hợp là gì?

Bách hợp (hay Baihe) là từ tiếng Trung được sử dụng để nói về tình yêu đồng tính nữ. Trong mối quan hệ bách hợp, mặc dù là mối quan hệ giữa hai người phụ nữ nhưng cũng có sự phân công vai trò nam - nữ. Trong đó, người đóng vai nam trong mối quan hệ này sẽ thường là những tomboy với vẻ ngoài về đầu tóc, cách ăn mặc và tính cách giống con trai. Người là vai nữ sẽ có vẻ ngoài hiền dịu, nhẹ nhàng và nữ tính hơn.

Bách hợp là gì? Có phải bệnh không? 1
Bách hợp là thuật ngữ chỉ các cặp đôi đồng tính nữ

Bách hợp có phải là bệnh không?

Câu trả lời là không. Các chuyên gia của Hiệp hội Sức khỏe tình dục Thế giới đã khẳng định bách hợp hay đồng tính nữ không phải là một bệnh lý về giới tính, rối loạn tâm lý hay rối loạn thần kinh. Mối quan hệ đồng tính này, đơn giản, là sự hấp dẫn, bị thu hút lẫn nhau của 2 người phụ nữ và không có cảm xúc đối với nam giới.

Tình yêu đồng tính nữ được xem là một phần tự nhiên của sự đa dạng trong xu hướng tình dục của con người. Hiện này, không chỉ tình yêu đồng giới nữ mà cả đồng tính nam, người song tính và chuyển giới cũng ngày càng được xã hội đón nhận. Cộng đồng LGBT đã có thể thoải mái thể hiện cảm xúc, xu hướng tính dục cũng như những mối quan hệ tình cảm của họ mà không lo lắng sẽ bị kì thị, phán xét.

Bách hợp là gì? Có phải bệnh không? 2
Bách hợp không phải là bệnh

Nếu bạn đang có nguy cơ cao đối mặt với sự kì thị, xa lánh và phân biệt đối xử của gia đình, bạn bè, xã hội, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ cũng như có được những tư vấn, điều trị để giải tỏa các áp lực về mặt tâm lý, tránh tỷ lệ bị trầm cảm, rối loạn lo âu.

Đồng tính nữ quan hệ tình dục như thế nào?

Là mối quan hệ đồng giới nên những cặp đôi bách hợp sẽ sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như đồ chơi tình dục để có thể thỏa mãn được nhu cầu sinh lý của bản thân. Ngoài ra, theo các chuyên gia về sức khỏe tình dục, những cặp đôi đồng tính nữ cũng sẽ áp dụng một vài phương pháp khác như quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục bằng tay, thủ dâm,...

Trên thực tế, không có một khuôn mẫu nhất định nào trong đời sống tình dục của các cặp đôi đồng tính nữ. Phương thức quan hệ sẽ phụ thuộc vào sở thích, sự thoải mái của từng người, từng cặp đôi.

Hướng dẫn cách quan hệ tình dục đồng tính nữ an toàn

Không ít người cho rằng chỉ có quan hệ dị tính hoặc đồng tính nam mới dễ lây nhiễm các bệnh liên quan tới đường tình dục, còn quan hệ đồng tính nữ sẽ không nguy hiểm bởi hầu hết đều không có sự quan hệ thâm nhập. 

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra quan điểm đó hoàn toàn sai lầm. Bởi kể cả quan hệ bằng miệng, quan hệ bằng tay hay sử dụng đồ chơi tình dục cũng có nguy cơ lây truyền bệnh qua qua đường tình dục (STDs) như: Nhiễm HPV, HIV, giang mai, bệnh lậu, chấy rận, nhiễm Trichomonas, u hạt inguinale, ghẻ,...

Bách hợp là gì? Có phải bệnh không? 3
Quan hệ tình dục đồng giới nữ cũng có thể làm lây truyền các bệnh lý tình dục nguy hiểm

Vậy các cặp đôi đồng tính nữ nói riêng và các cặp đôi LGBT khác nói chung nên làm gì để đảm bảo sự an toàn khi quan hệ tình dục? Đầu tiên là phải sử dụng các biện pháp an toàn tình dục như màng chắn miệng, bao cao su ngón tay, găng tay cao su,... khi thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục bằng tay hoặc sử dụng đồ chơi tình dục thâm nhập âm đạo hoặc hậu môn.

Ngoài ra, hạn chế quan hệ tình một đêm, quan hệ với nhiều người. Với việc có quá nhiều bạn tình có thể khiến mối quan hệ chính của bạn không thể bền lâu. Đồng thời, gia tăng tỷ lệ lây nhiễm các bệnh tình dục, kể cả các bệnh tình dục không thể chữa trị như HIV AIDS, HPV, mụn rộp ở miệng (chủ yếu xuất hiện khi quan hệ tình dục bằng miệng), mụn rộp sinh dục,...

Một điều nữa đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bản thân và cả bạn tình. Việc làm này là biện pháp bảo vệ sức khoẻ có tính chính xác cao, đảm bảo bạn tình và chính bản thân bạn không mắc phải HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bên cạnh đó, bạn và cả bạn tình cũng nên thực hiện tiêm vaccine ngừa HPV cũng như phòng tránh một số bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan A, viêm gan B,... 

Bách hợp là gì? Có phải bệnh không? 4
Tiêm phòng vaccine HPV là cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả

Bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Bởi khi cơ thể trong trạng thái không tỉnh táo rất dễ bị lợi dụng thực hiện quan hệ tình dục không an toàn. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Bên cạnh đó, trước khi tiến tới một mối quan hệ đồng giới mới, hai bạn cần phải nói chuyện nghiêm túc với nhau về những mối quan hệ trong quá khứ, lịch sử quan hệ tình dục; đồng thời, tiến hành xét nghiệm để biết bản thân có bị mắc HIV hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs khác không. Việc làm xét nghiệm được xem là phương pháp duy nhất để biết được bản thân có mắc bệnh không bởi STDs thường không xuất hiện triệu chứng, rất dễ lây nhiễm, khó chữa khỏi hoàn toàn, dễ tái nhiễm và có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp bạn tình hoặc bản thân bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với STDs, điều quan trọng nhất là tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu, STDs có thể làm xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như: Ung thư cổ tử cung, xơ gan, ung thư gan,..., thậm chí là tử vong.

Theo các chuyên gia về sức khoẻ, đa phần các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục đều có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn cao. Thậm chí, một số bệnh còn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bởi vậy, việc điều trị sớm sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân cũng như bạn tình. Với những ai bị HIV nên sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm PrEP.

Có thể thấy, nữ giới có những vấn đề riêng về sức khỏe. Đặc biệt, những người có xu hướng tình dục như đồng tính nữ, song tính nữ càng cần quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề về sức khỏe cũng như sức khỏe tình dục. Bởi vậy, hãy có những biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính bản thân và bạn tình của mình để tránh mắc phải các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, nếu không may bị bệnh hãy thông báo với bạn tình và tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm nhất có thể. Qua đó, hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng, đặc biệt là các biến chứng về bệnh tim mạch, ung thư, mù lòa, vô sinh,...

Trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giải thích “Bách hợp là gì?” cũng như cung cấp thông tin cần thiết để có một mối quan hệ bách hợp an toàn. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với mọi người.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin