Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nặn mụn là phương pháp trị mụn quen thuộc và vô cùng phổ biến, được áp dụng cho nhiều loại mụn khác nhau. Tuy nhiên bạn đã biết cách nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da chính xác chưa?
Mụn bọc bị chai cứng dưới da là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất của mụn có thể xuất hiện trên da. Nếu không được điều trị đúng cách, mụn bọc bị chai cứng dưới da sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiện nay có nhiều người thường nặn mụn khi gặp phải tình trạng này. Vậy cách làm này có đúng hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về mụn bọc bị chai cứng dưới da cũng như cách nặn mụn bọc bị chai cứng chính xác thông qua bài viết này.
Mụn bọc bị chai cứng dưới da là tình trạng do mụn trứng cá bình thường không được xử lý sạch nhân bị chai cứng và sậm màu. Đây chính là tình trạng chuyển biến nặng hơn của mụn bọc thông thường. Khi này mụn có dạng giống như vết chai, không nhô lên cũng không xẹp xuống. Khi chạm vào mụn sẽ cảm thấy cứng hơn mụn thường và có nhân bên trong.
Trong một số trường hợp mụn có thể ẩn sâu dưới làn da. Nếu không được loại bỏ hoàn toàn về lâu dài mụn sẽ chuyển sang một thâm đen, nhân khô cứng, gây mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng, thậm chí còn có thể để lại sẹo trên da. Theo khảo sát, tình trạng mụn bọc bị chai cứng dưới da có thể xuất hiện ở nhiều khu vực trên da, ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt tuổi tuổi tác và giới tính.
Về cơ bản mụn bọc bị chai cứng dưới da hình thành khi các nốt mụn không được xử lý hết nhân. Mụn bọc sẽ tồn tại dưới da hình thành các ổ mụn và khiến da yếu dần đi, sạm đen. Vì vậy việc nặn mụn và trị mụn bọc bị chai cứng là điều cần thiết. Tuy nhiên để tránh tổn thương đến da cũng như hạn chế tình trạng để lại sẹo sau khi nặn mụn thì các bạn chỉ nên thực hiện việc nặn mụn bọc khi mụn đã chín - tức khi mụn hoàn toàn không còn sưng, viêm, khi mụn đã khô cùi và bắt đầu nhô ngoài ra.
Nếu các bạn thấy mụn trồi hẳn lên trên bề mặt da thì đây chính là lúc có thể nặn mụn và trị mụn. Tuyệt đối không nên nặn khi nốt mụn vẫn còn đang viêm, sưng vì sẽ khiến mụn bị nhiễm trùng đồng thôi cũng không thể xử lý triệt để nhân mụn. Thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng da, viêm da và có thể để lại sẹo trên bề mặt da, vô cùng nguy hiểm.
Về cơ bản cách nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da cũng giống như cách nặn mụn thông thường khác. Tuy nhiên các bạn cần cẩn trọng khi thực hiện vì nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương da và để lại sẹo trên da. Dưới đây là các bước nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da mà các bạn có thể tham khảo:
Trước khi nặn mụn các bạn cần làm sạch da để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và bã nhờn trên da, đặc biệt là ở vùng da mụn. Thực hiện bước này để giúp da giảm thiểu tình trạng bị viêm, nhiễm khuẩn trong và sau khi nặn mụn.
Sau khi làm sạch da các bạn nên xông hơi để lỗ chân lông được nở rộng. Các bạn hãy xông hơi trong khoảng từ 7 đến 10 phút rồi lau khô bằng khăn mềm. Việc xông hơi cũng sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông trên da.
Các bạn nên lưu ý chỉ nên xông hơi bằng nước nóng khoảng 70° đến 80° và có thể thêm một số loại tinh dầu như oải hương, cam hay bưởi, tràm trà… để cơ thể có thể thư giãn hơn.
Khi nặn mụn các bạn cần chuẩn bị bông gòn và quấn vào hai đầu ngón tay đi nặn mụn. Do mụn bọc bị chai cứng sẽ khó lấy hơn các loại mụn thông thường nên các bạn hãy chuẩn bị thêm một cây nặn mụn đã được sắt khuẩn bằng cồn 70°. Đồng thời các bạn cũng cần chuẩn bị bông gòn để lau máu và làm sạch da với nước muối sinh lý sau khi nặn mụn xong. Các bạn cũng lưu ý nên nặn mụn ở các khu vực có ánh sáng tốt để thao tác được chính xác hơn.
Đầu tiên các bạn hãy sử dụng cây nặn mụn chọc vào đỉnh mụn, tạo một lỗ nhỏ để cồi mụn có thể trồi lên trên bề mặt da. Sau đó dùng tay đẩy từ từ và nhẹ nhàng theo hướng từ dưới lên trên xung quanh vùng mụn để cồi mụn nhô lên dần dần. Sau khi cồi mụn đã nhô lên hết chân các bạn hãy nặn một chút nữa để máu độc có trong mụn được đẩy hết ra ngoài. Điều này sẽ giúp giảm thâm sau khi trị mụn.
Cuối cùng tiến hành làm sạch vùng da mụn bằng bông gòn và nước muối sinh lý. Sau đó hãy rửa sạch tay và làm sạch dụng cụ đã nặn mụn.
Sau khi nặn mụn và làm sạch da bằng nước muối sinh lý các bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa lên vết mụn mới nặn. Điều này sẽ giúp làm dịu da. Khi vết mụn đã khô lại các bạn có thể dùng nghệ tươi hay nha đam để thoa lên nhằm hạn chế để lại sẹo trên da.
Mụn bọc bị chai cứng dưới da rất cứng đầu và nguy hiểm. Tuy nhiên hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi các bạn đã nắm được cách nặn mụn bọc chai cứng dưới da.
Thu Hòa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.