Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bạn đã biết nguyên nhân bệnh sởi là gì chưa?

Ngày 10/05/2018
Kích thước chữ

Bệnh sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy ít gây tử vong những rất dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân bệnh sở là gì? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bệnh sởi?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho... bệnh thường gặp ở trẻ em, có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, dễ gây thành dịch. Vậy nguyên nhân bệnh sở là gì? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bệnh sởi?

Bạn đã biết nguyên nhân bệnh sởi là gì chưa? 1Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi do virus sởi gây nên, virus này thuộc nhóm Paramyxovirus, là loại có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường cũng như ánh sáng mặt trời,... Virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh cho đến sau khi phát ban được một thời gian ngắn.

Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, đường tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu.

- Bệnh sởi lây qua đường hô hấp.

- Bệnh sởi lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi và nói chuyện…

- Bệnh sởi lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.   

Bạn đã biết nguyên nhân bệnh sởi là gì chưa? 2Bệnh sởi do virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên.

Virus sởi có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh. Chính vì thế, mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi, người khác có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này.

Cũng có thể nhiễm sởi nếu như để tay tiếp xúc với một bề mặt đã có nhiều virus sởi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi. Virus sởi có thể tồn tại được trong môi trường trong vòng vài giờ đồng hồ.

Khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus sởi nhanh chóng sinh sôi nảy nở trong vòm họng cũng như trong phổi trước khi lây lan ra toàn bộ cơ thể.

Những người mắc bệnh sởi có khả năng lây bệnh sang cho người khác. Thời điểm lây lan mạnh nhất chính là thời kì ủ bệnh cho đến 4 ngày sau khi vết ban, mụn sởi đầu tiên xuất hiện.

Cách chăm sóc trẻ khi bị mắc bệnh sởi

Bạn đã biết nguyên nhân bệnh sởi là gì chưa? 3Cha mẹ cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày cho trẻ để ngăn ngừa sự lây lan của các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho trẻ, thay ga, gối đệm, quần áo nhằm đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Lau người cho trẻ bằng khăn sạch, mềm hàng ngày.
  • Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.
  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, tôm cua, sò, nghêu, thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa,...
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước hoa quả. Ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, ăn củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, do tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy bạn cần bù nước cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 68 cốc nước/ngày sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, nước có ga.
  • Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.
  • Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không được dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C.
  • Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã trang bị được cho bạn những kiến thức về nguyên nhân bệnh sởi cũng như cách chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi đúng cách, an toàn.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởi