Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu của lão hóa da là gì? Bao nhiêu tuổi nên dùng kem chống lão hóa? Cách dùng như thế nào cho hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về kem chống lão hóa da.
Lão hóa là quá trình sinh lý không thể tránh khỏi khi tuổi tác ngày càng cao. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm hoặc giảm sự nghiêm trọng của lão hóa bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có biện pháp dùng các loại kem chống lão hóa. Vậy bao nhiêu tuổi nên dùng kem chống lão hóa?
Da là thuộc top những bộ phận lão hóa sớm nhất của cơ thể.
Quá trình lão hóa da bắt đầu từ năm 25 tuổi với những dấu hiệu sau:
Bao nhiêu tuổi nên dùng kem chống lão hóa? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải nắm được các giai đoạn của quá trình lão hóa da.
Ở độ tuổi này, da vẫn còn gặp khá nhiều vấn đề về mụn. Tuy nhiên, nhìn chung đây là giai đoạn làn da vẫn còn săn chắc nhất, rất ít hoặc không có nếp nhăn.
Mặc dù vậy, khi độ tuổi gia tăng, làn da sẽ bước vào thời kỳ dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do. Điều này là ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao, ô nhiễm môi trường và chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Thế nên, các biện pháp chống lão hóa da nên bắt đầu từ giai đoạn này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Vì vậy câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi "Bao nhiêu tuổi nên dùng kem chống lão hóa da?" là từ 20 tuổi. Việc dùng kem chống lão hóa ngay từ tuổi 20 sẽ giúp ngăn ngừa và làm chậm lại quá trình lão hóa.
Bước vào giai đoạn này, các chất chống oxy hóa và lượng collagen trong cơ thể bắt đầu giảm dần. Đây được xem là giai đoạn đầu tiên của quá trình lão hóa da. Vì vậy, các biểu hiện của da vẫn rất tốt nên hầu hết các chị em vẫn thờ ơ với các biện pháp chăm sóc da. Vì sự chủ quan này sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Khi bước sang "hàng 4", khả năng đàn hồi của da bắt đầu suy giảm. Đồng thời, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng không còn hiệu quả nữa. Và khả năng đào thải độc tố cũng dần suy yếu. Tất cả những điều này sẽ làm cho chất béo dễ hình thành và tích lũy dưới da.
Những yếu tố trên làm cho da kém tươi sáng và bọng mắt cũng hình thành rõ hơn. Ở giai đoạn này, lão hóa da chỉ dừng lại ở việc bắt đầu có nếp nhăn ở đuôi mắt hoặc khóe miệng.
Khi sang tuổi 50, quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu lão hóa như lỗ chân lông to, đốm sậm màu, da khô, nếp nhăn,...
Sử dụng kem chống nắng là biện pháp đơn giản và tiết kiệm nhất để chống lão hóa. Nếp nhăn, đốm sậm màu và nhiều vấn đề khác trên da đều có nguyên nhân từ ánh nắng mặt trời. Vì thế nên, việc bảo vệ làn da khỏi tia UV, ánh nắng mặt trời sẽ mang lại những lợi ích đáng kể.
Để đảm bảo hiệu quả chống nắng, tránh tia UV thì tốt nhất hãy chọn các sản phẩm có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
Một làn da mềm mại là làn da ngậm nước. Vì thế điều quan trọng là phải bổ sung cho da lượng dầu tự nhiên và lượng nước mất hằng ngày để chống lão hóa. Những loại kem dưỡng ẩm ban đêm thường có các chất giữ ẩm như glycerin, hyaluronic acid giúp hút nước vào da. Những thành phần này sẽ giúp làm mềm da và khóa độ ẩm đó lại.
Tẩy tế bào da chết có công dụng loại bỏ tế bào không còn chức năng và đem lại làn da mịn màng hơn. Có hai loại tẩy da chết là tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý. Tẩy tế bào chết hóa học có chứa các thành phần như AHA, BHA giúp làm mềm tế bào chết. Còn tẩy tế bào chết vật lý sẽ giúp nhẹ nhàng loại bỏ chúng. Một tuần chúng ta chỉ nên tẩy tế bào chết tối đa 2 lần để chống lão hóa da hiệu quả.
Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc "bao nhiêu tuổi nên dùng kem chống lão hóa", cũng như cung cấp những thông tin hữu ích về chống lão hóa da. Hy vọng bài viết giúp chị em có thêm kiến thức về làm đẹp để chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.