Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dính thắng lưỡi là một trong số những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy bé bị dính thắng lưỡi là như thế nào và có nguy hiểm hay không?
Tật dính thắng lưỡi ở trẻ xảy ra khi dây thắng lưỡi bị ngắn và làm hạn chế những cử động bình thường. Bé bị dính thắng lưỡi là như thế nào, được biểu hiện ra sao? Đây hẳn là vấn đề thắc mắc của nhiều người.
Bất cứ trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ bị tật dính thắng lưỡi. Vậy làm sao biết bé bị dính thắng lưỡi? Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như mức độ nặng nhẹ mà sẽ có các biểu hiện, triệu chứng thể hiện ra bên ngoài. Làm thế nào để biết bé bị dính thắng lưỡi? Cha mẹ có thể nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ thông qua những biểu hiện như:
Việc chẩn đoán để xác định trẻ bị dính dây thắng lưỡi là điều vô cùng quan trọng để có thể đưa ra phác đồ điều trị dành cho trẻ. Trẻ có thể được chẩn đoán bằng cách đo chiều dài dây thắng lưỡi từ chỗ sàn miệng tới mặt dưới của lưỡi. Nếu như chiều dài nhỏ hơn 16mm thì trẻ đã mắc chứng dính thắng lưỡi.
Ở trẻ nhỏ, tật dính thắng lưỡi thường được chia ra làm các mức độ như sau:
Nếu như trẻ bị dính thắng lưỡi độ 1 và độ 2 thì vẫn cần theo dõi thêm. Nếu như dính thắng lưỡi độ 3 và độ 4 thì cần phải thực hiện phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi. Mặc dù vậy, để biết được có cần phải thực hiện phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ hay không thì bạn cần đến các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám cũng như được chẩn đoán đúng với tình trạng.
Dính thắng lưỡi không chỉ làm ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ mà còn khiến cho trẻ gặp khó khăn mỗi khi nói, làm cho giọng nói bị ngọng. Ngoài ra, dính thắng lưỡi có gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu như:
Thắng lưỡi hay phanh lưỡi vốn là một lớp niêm mạc mỏng có hình dạng tam giác được dính từ sàn miệng cho tới phần mặt dưới của lưỡi. Khi trẻ bị dính dây thắng lưỡi thường lưỡi sẽ bị hạn chế chuyển động hơn so với bình thường. Ở mức độ nặng, nếu như không được xử trí kịp thời thì sẽ khiến cho trẻ chậm tăng cân và dần bị suy dinh dưỡng, núm vú của mẹ bị đau. Khi trưởng thành, trẻ sẽ khó có thể phát âm một số âm tiết.
Đa số các bậc phụ huynh khi biết trẻ bị dính thắng lưỡi thì đều cảm thấy khá lo lắng và không biết liệu phẫu thuật để cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm hay không. Trên thực tế, phẫu thuật để cắt dính thắng lưỡi ở trẻ được thực hiện khá đơn giản và không hề gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lựa chọn cắt dính thắng lưỡi cho trẻ tại các cơ sở uy tín với hệ thống máy móc, cơ sở vật chất và thiết bị y tế để đảm bảo cuộc phẫu thuật được diễn ra một cách an toàn và thuận lợi.
Nếu như trẻ sơ sinh bị tật dính thắng lưỡi độ 3, độ 4 thì tốt nhất nên thực hiện phẫu thuật vào lúc 3 tháng tuổi. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà mỗi phương pháp được thực hiện khác nhau. Tuy vậy, đa số các trường hợp chỉ cần thực hiện việc gây tê ngay tại chỗ và nếu như gây mê toàn thân thì nên nhập viện để tiến hành gây mê. Nếu như trẻ được cắt dính thắng lưỡi bằng việc gây tê thì trẻ có thể đi về luôn ngay trong ngày và dùng thuốc giảm đau như thông thường. Sau khi cắt 30 phút thì trẻ đã có thể bú mẹ và uống sữa lạnh.
Vậy bé bị dính thắng lưỡi là như thế nào? Đây là một trong những dị tật bẩm sinh, có thể làm hạn chế quá trình hoạt động bình thường của lưỡi và sự phát âm của trẻ. Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nhưng dính thắng lưỡi lại ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thể chất và ngôn ngữ ở trẻ. Do đó, cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ để có hướng khắc phục kịp thời nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.