Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì mắt là khu vực rất nhạy cảm đối với trẻ em. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Các phương pháp điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt là căn bệnh nên chữa trị sớm cho bé, nếu không sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng để bảo vệ cho đôi mắt của bé, cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ về căn bệnh này để từ đó tìm được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh nổi mẩn đỏ của trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mắt của bé bị nổi mẩn đỏ, nhưng tiêu biểu nhất là do các bệnh lý gây ra như mụn sữa, rôm sảy, chàm sữa, dị ứng nổi mề đay hoặc phát ban do nhiệt.
Tính từ 3 tháng đầu kể từ lúc sinh ra, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải bệnh mụn sữa. Nguyên nhân là do cơ thể của bé đang thích ứng và làm quen với môi trường, hay nói cụ thể hơn là tuyến bã nhờn trên da đang được bài tiết.
Mụn sữa xuất hiện trong những tháng đầu tiên khi trẻ được sinh ra
Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này vì đây chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, chúng sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng xuất hiện mà không cần phải tốn quá nhiều tiền điều trị. Nhưng cha mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều sau:
Bệnh rôm sảy xuất hiện là do các tuyến mồ hôi bị tắc khiến cho bé có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hoặc hơi gai. Rôm sảy không chỉ hình thành ở các vùng da quanh mắt mà còn có thể hình thành ở các vùng da khác trên cơ thể.
Rôm sảy khiến cho bé bị ngứa và nổi đỏ trên mặt
Cách để điều trị bệnh rôm sảy là cha mẹ cho bé mặc quần áo rộng rãi và thoải mái để hạn chế lượng mồ hôi tiết ra, giúp cơ thể bé luôn được thông thoáng. Đồng thời, nhất là vào mùa hè, hãy thường xuyên lau mồ hôi cho bé để tránh tình trạng tích tụ mồ hôi trên da. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên giữ phòng ngủ của bé thông thoáng, nhiệt độ vừa phải và vệ sinh sạch sẽ.
Nếu như bé vẫn còn đang bú sữa mẹ thì mẹ nên hạn chế ăn các đồ ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mồ hoặc các loại trái cây như sầu riêng, vải, mít,... và nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm như rau xanh, uống nhiều nước lọc để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.
Do trẻ sơ sinh có đặc tính là da nhạy cảm nên rất dễ mắc phải bệnh lý chàm sữa, từ đó gây nổi mẩn đỏ ở các vùng da xung quanh mắt, đặc biệt là trẻ ở lứa từ 2 tháng đến 2 tuổi. Thời gian đầu thì bệnh có dấu hiệu là nổi bọng nước và nổi mẩn đỏ, sau đó các nốt mủ bị vỡ ram hình thành nên vảy tiết.
Chàm sữa khiến da mặt bé bị tổn thương
Tính đến thời điểm hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị tận gốc cho bệnh chàm. Vì vậy mà khi chăm sóc bé bị mắc bệnh chàm sữa, mẹ cần tránh cho con ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như đậu phộng, hải sản,… Đồng thời đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn và phục hồi những tổn thương do bệnh gây ra.
Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh do sự thay đổi đột ngột môi trường từ trong bụng mẹ khi ra bên ngoài, làm cho hệ miễn dịch phản ứng. Khi nổi mề đay, trên da bé sẽ có biểu hiện nổi từng mảng mẩn nhỏ sưng nhẹ hoặc bị ngứa. Chúng có màu trắng, đỏ hoặc hồng và có đường biên với các vùng da ở xung quanh.
Dị ứng nổi mề đay làm cơ thể bé xuất hiện những nốt đỏ
Tuy nhiên, nếu thấy trẻ gặp hiện tượng dị ứng nổi mề đay thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì chúng sẽ tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày. Nếu như sau nhiều ngày không khỏi thì cha mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời nhé.
Đây là hiện tượng cơ thể bị kích ứng khiến cơ thể nổi các nốt mẩn đỏ kèm theo mủ li ti màu trắng hoặc vàng. Nếu bé được hạ nhiệt và chăm sóc đúng cách thì những nốt đỏ do phát ban đó sẽ tự biến mất sau vài ngày chữa trị. Các mẹ cũng nên mua bao tay để đeo cho bé, tránh bé tự cào trầy xước da làm vỡ các nốt mụn.
Khi thấy bé hiện tượng nổi mẩn đỏ quanh mắt, cha mẹ cần tìm hiểu các biện pháp điều trị để xử lý kịp thời, tránh cho bệnh ngày một nặng thêm. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc để điều trị cho bé ngay tại nhà cũng phải được tìm hiểu rõ ràng để đạt hiệu quả cao.
Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc mắt cho bé khi bị nổi mẩn đỏ ngay tại nhà:
Nếu bệnh của bé không có dấu hiệu suy giảm sau vài ngày chữa trị thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Để sử dụng đúng loại thuốc chữa trị bệnh thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để xem xét tình hình bệnh thì mới đưa ra loại thuốc chữa trị chính xác được. Một số loại thuốc mà bác sĩ đưa ra như thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho mắt. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, nếu không sẽ xảy ra những điều không mong muốn.
Nếu cha mẹ thấy bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt thì nên có những biện pháp chăm sóc bé kịp thời để sức khỏe bé được đảm bảo. Nếu bạn có điều gì thắc mắc muốn được nhà thuốc Long Châu giải đáp, hãy liên hệ ngay với số hotline nhé.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.