Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những dạng rôm sảy ở trẻ em 

Ngày 25/09/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hầu hết trẻ bị rôm sảy là do tình trạng bít tắc lỗ chân lông trong thời gian dài. Tuy nhiên tình trạng rôm sảy cũng được chia làm nhiều dạng khác nhau, với mỗi biểu hiện và mức độ nguy hiểm đa dạng. Tùy theo mức độ tắc nghẽn của tuyến nang lông, bệnh rôm sảy được chia làm 4 dạng khác nhau, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh rôm sảy là một bệnh da liễu tự phát, không có khả năng lây lan sang cho người khác nhưng đây cũng là một bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt ở những dạng rôm sảy mủ hay rôm sảy sâu sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu với tỷ lệ tử vong từ 20 – 50%, đây là một con số cảnh báo đáng lưu ý.

Rôm sảy kết tinh 

Những dạng rôm sảy ở trẻ em 1Rôm sảy kết tinh là mức độ nhẹ nhất và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy kết tinh là mức độ nhẹ nhất và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện ban đầu của bệnh rôm sảy kết tinh là những nốt mụn đỏ nhỏ li ti mọc ở các vị trí như cổ, ngực, nách, da đầu. Những nốt này không sâu, chỉ tạo thành mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn, dễ vỡ, nhưng lại không ngứa rát. Những mụn nước nhỏ này khi vỡ ra sẽ không gây đau và có thể thuyên giảm trong vòng vài giờ, nhưng có thể mất vài ngày để trẻ giảm nhanh những nốt mụn nổi trên da.

Thật chất nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy kết tinh là do thời tiết nóng bức khiến cho cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều, dễ gây ra mụn nước màu hồng trên da và khi thời mát mẻ, dễ chịu thì trẻ sẽ rất hiếm khi mắc bệnh này. Trẻ mắc rôm sảy cần được chăm sóc và ăn uống đúng cách, làm mát da và tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, vệ sinh thân thể sạch sẽ thì sau đó tình trạng sẽ cải thiện sau 2 – 3 ngày mà không cần đi khám bác sĩ. Tuy nhiên bệnh cũng dễ xuất hiện, tái phát ở đợt tiếp theo nếu thời tiết nóng nực trở lại.

Rôm sảy đỏ

Rôm sảy đỏ cũng là dạng rất thường gặp ở trẻ với các nốt sần màu đỏ, tạo thành các đám chi chít đốm đỏ xuất hiện ở thân mình, lưng và những vùng quần áo cọ xát vào da. Tuy nhiên mẹ cần phân biệt triệu chứng sởi và rôm sảy ở trẻ em để tránh bị nhầm lẫn. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh rôm sảy đỏ có thể là do trẻ ngứa ngáy liên tục khi bị rôm sảy kết tinh, cùng với việc bé dùng tay gãi ngứa gây tổn thương, trầy xước, viêm nhiễm từ đó tạo thành những mảng rôm sảy đỏ chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Loại rôm sảy này không gây viêm, chỉ xuất hiện các mụn nước rất nông ở lớp sừng, khi khỏi bệnh sẽ không để lại sẹo.

Nếu rôm sảy đỏ trông giống như vết côn trùng đốt hoặc nốt mụn thì có thể mất vài ngày đến vài tuần thuyên giảm, bệnh này cũng dễ khiến bé bị sốt cao, mưng mủ ở vị trí bị rôm sảy. Mẹ có thể từ từ giúp trẻ phục hồi đồng thời thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà và chờ cho nốt ban giảm bớt, tuyệt đối không được cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm hoặc nóng bức, đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước trong thời gian này. Thông thường dạng rôm sảy đỏ chỉ hơi gây kích ứng cho da người lớn nhưng lại gây ra cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy cho làn da mỏng manh của trẻ và dễ dàng gây biến chứng bội nhiễm thành rôm sảy mủ hoặc rôm sảy sâu. 

Rôm sảy mủ

Những dạng rôm sảy ở trẻ em 2Rôm sảy mủ là biến chứng của trẻ sau khi đã bị rôm sảy ở dạng tinh thể

Rôm sảy mủ là biến chứng sau khi đã bị rôm sảy ở dạng tinh thể, chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng hay những vùng da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, đùi. Khi trẻ bị rôm sảy tinh thể có thể ngứa ngáy và bứt rứt từ đó chà xát hoặc gãi mạnh gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da. Những nốt rôm sảy này tạo thành những đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da có màu đỏ giống như mụn bọc ở người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn. Rôm sảy mủ khá hiếm gặp nhưng lại khiến trẻ ngứa, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu. 

Đặc biệt những nốt mụn này vỡ ra thì rất xót, gây chảy máu, chảy mủ kèm theo đó là tình trạng xuất hiện các ban đỏ gây ngứa ngáy, đau rát và tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công, gây viêm loét và nhiễm trùng da đe dọa đến tính mạng của trẻ. 

Rôm sảy sâu

Rôm sảy mủ là biến chứng sau khi đã bị rôm sảy ở dạng tinh thể 3Khi trẻ bị rôm sảy sâu thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Rôm sảy sâu là dạng rôm sảy cực kì hiếm gặp, đây cũng là dạng rôm sảy nặng nhất xuất hiện dưới nang to có màu giống màu da, dễ vỡ, gây đau rát khó chịu. Rôm sảy sâu là một dạng biến chứng của rôm sảy đỏ, khiến các lỗ chân lông bị bí tắc, ứ đọng mồ hôi và ảnh hưởng sâu đến hạ bì bên trong cùng của da, khiến cho mồ hôi xâm nhập vào trong da gây nhiễm trùng, khiến cho da có màu đỏ như da gà.

Những biến chứng nguy hiểm của dạng rôm sảy này:

  • Trẻ luôn cảm giác chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, kiệt sức do nóng.
  • Vết đỏ lan rộng trên da gây ngứa ngáy, đau rát và có thể chảy mủ
  • Sốt cao trên 38 độ hoặc lạnh run đồng thời sưng hạch lympho (hạch bạch huyết) ở cổ, háng, nách...
  • Một số trẻ có hệ miễn dịch quá yếu có thể gây nhiễm trùng da và những phản ứng sốc phản vệ như nhiễm trùng huyết với nguy cơ tử vong cao

Khi gặp dạng rôm sảy này mẹ nên trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt mà không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm