Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi các bậc phụ huynh có bé bị thâm quầng mắt dưới thì liệu có nguy hiểm không? Các bậc phụ huynh khi đó cần xử trí như thế nào để vừa giúp con trị quầng thâm, vừa bảo vệ sức khoẻ của trẻ một cách tốt nhất.
Bé bị thâm quầng mắt dưới là hiện tượng các tĩnh mạch quanh mắt trở nên lớn và sẫm màu hơn. Vậy tình trạng xuất hiện quầng thâm mắt của trẻ có nguy hiểm không. Hãy cùng đón đọc ngay bài viết dưới đây để giải đáp, cũng như giúp bạn có thêm một số cách điều trị hiệu quả nhé.
Theo các chuyên gia cho biết, vùng da dưới mắt là phần da mỏng nhất, nhưng lại có tính đàn hồi tốt nhất trên cơ thể. Tiếp đó, vùng da xung quanh mắt là một trong những nơi có lượng melanin hoạt động nhiều, gây nên tình trạng thâm mắt.
Tình trạng thâm quầng mắt có thể do các yếu tố gây nên như:
Cơ thể con người được bao phủ bởi một hệ thống mạch máu và dây thần kinh, hoạt động phía ở dưới da. Chính vì vậy, khi da quá mỏng, đồng nghĩa với việc các dây tĩnh mạch sẽ bị nổi lên bên ngoài. Gây hiện tượng sẫm màu cho da, đặc biệt tại phần da xung quanh mắt.
Khi bố mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc phải tình trạng thâm quầng mắt bẩm sinh, thì khả năng con gặp tình trạng này là khá cao (rơi vào khoảng 89%).
Trẻ nhỏ có thói quen thức khuya, ngủ thiếu giấc, hay chế độ ăn uống không điều độ, cũng là yếu tố gây nên tình trạng thâm quầng mắt.
Khi trẻ và đập với một vật thể cứng nào đó, các mạch máu tại vùng tổn thương bị vỡ ra, và tụ lại thành 1 quầng thâm (hay còn gọi là hiện tượng tụ máu). Tuy nhiên, trường hợp này sẽ tự khỏi sau khi máu bầm tan hết.
Ngoài ra, hiện tượng thâm quầng mắt còn đo một số bệnh lý gây nên như: Dị ứng, chàm bớt…
Tình trạng thâm quầng mắt ở trẻ nhỏ thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý, để nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường của trẻ. Bởi đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Bé bị quầng thâm dưới mắt có triệu chứng rõ ràng nhất là sự đổi màu của da quanh vùng mắt (màu đen sậm hơn so với các vùng da còn lại). Tình trạng này thường khó nhận biết ở trẻ sơ sinh, và rõ nét hơn khi trẻ từ 1 - 4 tuổi.
Quầng thâm mắt là một hiện trạng vô cùng bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, quầng thâm có thể phát triển thành một khối u ác tính, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh giao cảm của trẻ. Ngoài ra, quầng thâm mắt còn là triệu chứng của các bệnh như:
Đối với quầng thâm mắt bình thường, sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Lúc này bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày cho bé. Sau một thời gian, quầng thâm sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu quầng thâm gây nên bởi yếu tố bệnh lý mà nếu bạn không để ý, thì rất có thể sẽ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
Tùy vào nguyên nhân gây nên quầng thâm dưới mắt mà bạn áp dụng những biện pháp phù hợp nhất.
Đối với quầng thâm do bệnh lý
Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về phác đồ điều trị, cũng như các phương pháp điều trị hỗ trợ tại nhà.
Đối với bé bị thâm quầng dưới mắt
Trường hợp này bạn có thể tham khảo một trong những mẹo sau đây:
Bé bị thâm quầng mắt dưới có thể hoàn toàn vô hại, nhưng cũng có thể là những mối nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn hãy luôn để ý, quan tâm và có những cách điều trị phù hợp khi trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên nhé.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.