Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị viêm kết mạc ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Ngày 27/03/2022
Kích thước chữ

Viêm kết mạc là một tình trạng dễ điều trị, nhưng nó cũng rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng xấu đến mắt nếu không được xử lý đúng cách. Vậy đối với trẻ em, làm thế nào để bệnh viêm kết mạc nhanh lành và điều trị viêm kết mạc ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Viêm kết mạc hay bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của mắt. Đây được coi là một tình trạng lành tính, thường xảy ra vào mùa hè và có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, viêm kết mạc ở trẻ em bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

Viêm kết mạc hay bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của mắt Viêm kết mạc hay bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của mắt

Nguyên nhân gây viêm kết mạc mắt ở trẻ em

Viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Hơn nữa, việc sống trong môi trường ô nhiễm, điều kiện sống thiếu thốn, dùng chung khăn tắm với người khác, nguồn nước bị ô nhiễm…, tất cả những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển và gây bệnh.

Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus gây ra

Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt dưới tác động của vi khuẩn hoặc virus. Các bệnh do virus, đặc biệt là adenovirus là bệnh thường gặp nhất, với các biểu hiện như ngứa mắt, chảy nước mắt hoặc phù nề mi mắt...

Viêm kết mạc do vi khuẩn thường do tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh hoặc môi trường. Một số loại vi khuẩn thường gặp như: Staphylococcus, haemophilus influenzae… Các triệu chứng thường gặp là: Ghèn hoặc dịch, màu trắng, vàng hoặc xanh, mắt đỏ, mi mắt dính vào nhau vào mỗi buổi sáng…, một số triệu chứng kèm theo như cảm lạnh hoặc tổn thương đến đường hô hấp mà biểu hiện là viêm họng.

Viêm kết mạc do dị ứng

Có thể do dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, khói bụi, nấm mốc…, ảnh hưởng đến cả hai mắt. Bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và xảy ra theo mùa. Các triệu chứng đi kèm thường là viêm mũi dị ứng. Nếu không tìm ra nguyên nhân dị ứng, bệnh sẽ tái phát nhiều lần.

Viêm kết mạc ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Trẻ bị viêm kết mạc thường gặp các triệu chứng sau:

  • Đỏ và sưng bên trong mí mắt hoặc lòng trắng của mắt.
  • Thường xuyên chảy nước mắt.
  • Thỉnh thoảng mắt tiết dịch sền sệt, đặc, trắng, xanh lá cây hoặc vàng.
  • Mắt có cảm giác nóng và cảm thấy ngứa.
  • Mắt bị mờ, nhòe, gây khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Bất kể trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong những trường hợp lành tính do virus gây ra, bệnh sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thị lực có thể bị ảnh hưởng trong thời gian quá dài, đặc biệt là ở trẻ em.

Bất kể trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc Bất kể trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc

Một số biến chứng do viêm kết mạc gây ra như sau:

  • Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu: Nếu cha mẹ để lâu không chữa trị thì trẻ dễ gặp phải tình trạng viêm loét giác mạc, nghiêm trọng hơn là thủng nhãn cầu.
  • Bệnh đau mắt hột có thể khiến trẻ bị rụng tóc, mù lòa, khô mắt, sẹo giác mạc...
  • Viêm kết mạc do adenovirus: Có thể gây viêm giác mạc chấm nông.

Điều trị viêm kết mạc ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Cha mẹ không cần quá lo lắng. Bệnh này tuy dễ lây lan nhưng lại lành tính. Do đó, đối với trẻ thì triệu chứng của bệnh có thể tự giảm đi trong vòng 7 đến14 ngày mà không cần sử dụng các biện pháp điều trị cụ thể. Nhưng trường hợp này chỉ áp dụng cho trường hợp viêm kết mạc do virus.

Đối với các bệnh do vi khuẩn, thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, thời điểm khởi phát và hiệu quả của loại kháng sinh được sử dụng. Thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn sẽ giúp rút ngắn thời gian lành thương và ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang người khác.

Đối với các trường hợp do dị ứng, cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị ứng và sử dụng thêm các loại thuốc chống dị ứng, thuốc nhỏ mắt phù hợp. Nhờ đó, thời gian chữa bệnh được rút ngắn và hạn chế tái phát.

Tuy nhiên, để tránh những biến chứng đáng tiếc về sau, trẻ nên được thăm khám và điều trị nhanh chóng nhất tại phòng khám chuyên khoa uy tín.

Một số cách sơ cứu khi mắt bị viêm kết mạc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ

  • Dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn ở khóe mắt cho trẻ. Sau khi sử dụng, nên vứt giấy ướt hoặc khăn lau vào thùng rác và không nên tái sử dụng.
  • Rửa tay cho trẻ kỹ bằng xà phòng hoặc chất khử trùng trước và sau khi nhỏ mắt hoặc vệ sinh mắt.
  • Đeo kính râm cho trẻ khi ra ngoài trời bụi, ô nhiễm...
Cha mẹ cần đeo kính râm cho trẻ khi ra ngoài trời bụi, ô nhiễm Cha mẹ cần đeo kính râm cho trẻ khi ra ngoài trời bụi, ô nhiễm
  • Trẻ nhỏ cần được hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và đến gặp bác sĩ kịp thời để được hướng dẫn điều trị cụ thể. Đặc biệt nếu trẻ bị ốm, không được đến trường, để không lây mầm bệnh cho các bạn trong lớp.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E cho trẻ.

Ngoài những mẹo chữa viêm kết mạc dưới đây, cha mẹ cũng nên tìm hiểu thêm những điều tuyệt đối không nên làm sau đây:

  • Không cho trẻ dùng chung thuốc với người khác. Trong trường hợp chỉ bị một bên mắt, không để đầu lọ thuốc nhỏ mắt vào mắt bị bệnh chạm vào mắt lành. Tất cả các yếu tố trên đều có thể biến một mắt lành thành mắt bệnh. Bệnh cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi vi khuẩn hoặc virus lây lan từ mắt này sang mắt kia.
  • Không để trẻ tiếp xúc quá lâu dưới ánh đèn điện tử như TV, máy tính, điện thoại, sách báo…, vì mắt cần được thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Không được rửa mắt của trẻ bằng nước lá trầu không, không được dùng lá trầu không như ông bà ta ngày xưa. Điều này vô tình có thể làm tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh và khiến tình trạng bệnh ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn cay, nhiều ớt, tiêu...

Viêm kết mạc là một bệnh lành tính khá phổ biến. Hậu quả cũng không nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng bài viết này đã các bậc cha mẹ giải đáp những thắc mắc như điều trị viêm kết mạc ở trẻ em bao lâu thì khỏi và bệnh này có nguy hiểm không. Như thông tin đã chia sẻ, hy vọng trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ nhanh chóng được hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin