Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh á sừng vảy nến có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người vì những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh mang lại đối với sức khỏe và đời sống. Vài nét về bệnh á
Bệnh á sừng vảy nến được biết đến là căn bệnh gây nên những tổn thương ngoài da chủ yếu là bàn tay, bàn chân. Các triệu chứng bệnh vảy nến á sừng cần chú ý là: da mỏng, bong tróc vảy trắng, nứt nẻ kèm theo tình trạng rớm máu gây nên các cơn đau nhức khiến cuộc sống người bệnh gặp phải nhiều phiền toái. Hơn nữa, những tổn thương ngoài da do bệnh gây ra thường rất thiếu thẩm mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý.
Bệnh á sừng vảy nến dễ bị nhầm với nấm, chính vì vậy khi có trên da xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác và kịp thời.
Á sừng vảy nến là căn bệnh chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý chứ không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, cách chữa bệnh vảy nến á sừng vẫn được đặc biệt quan tâm vì con số thống kê những tác hại do căn bệnh này gây ra là khá lớn, đặc biệt là những tổn thương gây đau nhức xương khớp cho cơ thể người bệnh.
Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 100 người bị á sừng vảy nến thể nặng thì có đến 53 người có biến chứng sưng đau khớp ngón tay, ngón chân. Tình trạng sưng đau kéo dài có thể dẫn tới biến dạng, co quắp ngón tay, ngón chân, các khớp xương không còn hoạt động linh hoạt, dần dần mất đi các công năng vốn có.
Một biến chứng khác của á sừng vảy nến chính là tình trạng viêm khớp, đặc biệt là các khớp có gân hay dây chằng bám vào xương như gót chân, gan bàn chân.
Bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp xương cột sống và xương chậu. Vì vậy người mắc bệnh này để lâu sẽ thấy đau nhức vùng cột sống kéo dài tới vùng xương chậu, mọi hoạt động trở nên khó khăn.
Bệnh á sừng vảy nến có nhiều loại thuốc điều trị từ Tây y đến Đông y,.. Tuy nhiên, đây thường là các loại thuốc có tác dụng tạm thời, ngăn chặn bệnh nặng hơn, chứ không có tác dụng chữa khỏi hẳn.
Ngoài ra, khi điều trị bệnh á sừng vảy nến cũng có những rủi ro nhất định. Các loại thuốc chữa trị có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa và bài tiết, điển hình là gan và thận. Một số loại thuốc điều trị khác có thể dẫn đến tình trạng suy tủy. Đặc biệt là phụ nữ khi mang thai, trong khoảng thời gian điều trị bệnh không nên có kế hoạch mang thai để tránh gây quái thai.
Khi bị bệnh á sừng ngoài việc áp dụng các thuốc trị bệnh, người bệnh cũng nên thực hiện thay đổi một số thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bệnh từ sớm như sau:
– Tránh bóc vảy á sừng hoặc dùng vật nhọt chà sát, kỳ cọ quá mạnh để tránh làm tổn thương da. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nhiễm nấm.
– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin có trong rau củ quả. Đặc biệt những loại thực phẩm có khả năng chống lại quá trình oxy hóa da tốt như: chuối, táo, trà xanh, giá đỗ, cam, bưởi……
– Không nên ngâm rửa vùng da bị bệnh á sừng bằng nước muối vì có thể làm da bị mất nước và bị tổn thương nứt sau rộng hơn.
– Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như: xà phòng tẩy rửa, nước rửa chén, sữa tắm, dầu gội… Nên dùng bao tay nếu buộc phải dùng các chất này.
– Giữ ấm vùng da bị bệnh á sừng vào mùa đông, tránh tiếp xúc với nước lạnh sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn và nghiêm trọng hơn.
Phương Linh