Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, bệnh bướu cổ ngày càng phổ biến và lượng người mắc phải ngày càng tăng. Vậy liệu bệnh bướu cổ có lây không? Bệnh bướu cổ lây qua đường nào? Căn bệnh này có điều trị khỏi không và cách phòng tránh như nào?
Bệnh bướu cổ rất dễ nhận thấy khi các u bướu phát triển với kích thước lớn và phình to ở cổ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hiện nay do tỷ lệ người mắc bệnh này đang tăng lên, vì thế có nhiều thắc mắc xoay quanh căn bệnh này, trong đó câu hỏi được mọi người quan tâm nhiều nhất là: "Bướu cổ lây qua đường nào?".
Bướu cổ là căn bệnh đặc trưng ở vùng dưới thấp của cổ và không gây đau. Nếu kích thước khối sưng lớn có thể chèn ép vào thực quản và đường hầu. Bướu cổ có 3 dạng chính:
Đây là loại bướu lành tính, không viêm và nguyên nhân khổng phải do u hay viêm gây nên. Nồng độ hormone của bướu cổ đơn thuần không có sự biến đổi, nó giống với tình trạng của bình giáp, được biểu hiện ở hai hình thức là bướu cổ lan tỏa và bướu cổ nhân.
Bướu cổ cường giáp do hormone phóng thích với một lượng lớn hơn so với bình thường. Là dạng bướu lành tính, có thể điều trị nội khoa và ngoại khoa đều mang lại hiệu quả cao.
Căn bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ trung niên và lớn tuổi. Bướu cổ ác tính có thể điều trị bằng cách nạo vét, cắt eo giáp, thùy giáp và liệu pháp hormon giáp thay thế.
Trên thực tế, không ít gia đình có nhiều thành viên mắc bệnh bướu cổ khiến nảy sinh nhiều nghi ngại rằng bướu cổ có lây không, bướu cổ lây qua đường nào? Theo các chuyên gia cho biết, bướu cổ không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không gây lây lan cho người khác.
Nguyên nhân chính gây nên bướu cổ là do sự thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. Chủ yếu liên quan đến chế độ dinh dưỡng, do rối loạn các hệ miễn dịch chứ hoàn toàn không phải do virus hay vi khuẩn gây nên. Chẳng hạn như những vùng núi, người dân thường sử dụng chung một nguồn nước, ít có cơ hội tiếp xúc với các loại thực phẩm giàu i-ốt thì tỉ lệ người mắc bệnh bướu cổ khá cao.
Theo phản ứng dây chuyền, tuyến giáp sẽ tự động to ra để có thể lưu trữ được nhiều i-ốt nhất. Vì thế, khi cơ thể đột nhiên bị giảm hoặc thiếu đi i-ốt, tuyến giáp sẽ dần phình to lên. Đây cũng nguyên nhân những người trong cùng gia đình thường mắc bệnh cùng nhau, vì bướu cổ là bệnh có tính chất địa phương chứ không phải bị lây nhiễm như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Ngoài ra, bệnh bướu cổ không lây qua bất cứ con đường nào như sinh dục, máu, hô hấp… Trường hợp trong gia đình có nhiều thành viên mắc chứng bướu cổ là do chế độ ăn uống khá giống nhau và cùng thiếu lượng i-ốt cần thiết đề dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Thế nên, bạn cũng không cần phải lo sợ khi sinh sống cùng với những người bị mắc bệnh bướu cổ.
Chữa trị bệnh bướu cổ còn tùy thuộc vào mức độ chèn ép và nguy cơ ung thư ở mỗi người bệnh. Hầu hết bướu cổ đều là lành tính và không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm để đánh giá kích thước và tính chất của thành phần trong bướu.
Trường hợp u bướu nhỏ và không có triệu chứng lâm sàng, chỉ cần theo dõi định kỳ và thăm khám để đánh giá độ lớn. Sự phát triển của u bướu tùy theo cơ địa của mỗi người. Trường hợp bướu tăng dần kích thước và gây khó thở, khó nuốt, cần phải kết hợp điều trị nội khoa và cần sự can thiệp ngoại khoa.
Với kỹ thuật y học ngày càng hiện đại và tay nghề các bác sĩ nội tiết tiến hành mổ bướu hở hoặc mổ nội soi sẽ không để lại sẹo lớn, mức độ thẩm mỹ cao hơn, đảm bảo tỷ lệ phục hồi bệnh cao hơn.
Bướu cổ ác tính còn gọi là ung thư tuyến giáp, là loại u thể biệt hóa cao nên khả năng đáp ứng với điều trị cao hơn, tiên lượng bệnh tốt hơn. Thực hiện điều trị bằng cách cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, kết hợp cùng với nạo vét hạch cổ.
Bên cạnh đó, điều trị bằng Iod phóng xạ 131 hỗ trợ tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa. Người mắc bệnh bướu cổ ác tính sau khi phẫu thuật phải tái khám định kỳ và thường xuyên theo dõi để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn uống và sinh hoạt do bác sĩ chủ trị.
Để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này, bạn cần phải chú ý:
Như vậy, bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn tìm được câu lời cho thắc mắc bệnh bướu cổ lây qua đường nào. Hy vọng những thông tin này có thể giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả hơn. Hãy thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe để có thể phát hiện bệnh bướu cổ kịp thời và điều trị dứt điểm.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.