Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh cấp tính là gì? Sự khác nhau giữa bệnh cấp tính và bệnh mãn tính

Ngày 18/09/2022
Kích thước chữ

Những căn bệnh xuất hiện trên con người chúng ta được chia thành 2 loại cơ bản, đó là bệnh mãn tính và bệnh cấp tính. Mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau và cách điều trị khác nhau. Vậy bệnh cấp tính là gì? Bệnh cấp tính và mãn tính có đặc điểm gì khác nhau?

Để giải đáp những thắc mắc về sự khác nhau giữa bệnh cấp tính và mãn tính cũng như các vấn đề liên quan đến bệnh cấp tính là gì, các bạn hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Bệnh cấp tính là gì?

Bệnh cấp tính là từ dùng để chỉ những bệnh khởi phát đột ngột, xảy ra trong một khoảng thời gian có giới hạn và thường có diễn biến nặng.

Một căn bệnh được gọi là cấp tính khi nó có thời gian biểu hiện ngắn, như là một hệ quả vừa khởi phát gần đây. Tùy theo từng bệnh và ngữ cảnh mà sẽ có cách định lượng thời gian khác nhau. Nhưng điều chủ yếu của cấp tính là luôn trái ngược với mãn tính (biểu hiện bệnh thường kéo dài).

Từ “cấp tính” cũng bao gồm một ý nghĩa khác đó là khởi phát đột ngột, không thể lường trước được thời gian phát bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Giả sử như trong căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính, khi phát bệnh sẽ có cả hai yếu tố là đột ngột và nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải trường hợp cấp tính nào cũng có biến chứng nghiêm trọng như vậy.

Ví dụ về một bệnh cấp tính nhưng không nghiêm trọng như viêm mũi cấp tính, người bệnh viêm mũi cấp tính không có những biến chứng nặng, các dấu hiệu của bệnh chỉ như cảm cúm thông thường. Tuy mức độ nghiêm trọng của bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính và viêm mũi cấp tính không giống nhau nhưng chúng đều là bệnh cấp tính vì thời gian xảy ra bệnh thường rất ngắn và đột ngột, khác hoàn toàn với sự diễn biến lâu dài của bệnh mãn tính. Bệnh cũng có thể xảy ra một hay vài lần nữa nhưng chúng không diễn ra theo một chu kỳ nhất định nào cả.

Từ cấp tính còn được sử dụng để chỉ diễn biến của một giai đoạn nào đó ở người bệnh. Đôi khi “cấp tính” cũng được sử dụng trong định nghĩa của một số bệnh như bạch cầu cấp tính, hội chứng hô hấp cấp, viêm gan cấp tính... để phân biệt với các dạng mãn tính của căn bệnh đó hoặc để làm nổi bật diễn biến bất ngờ trong quá trình điều trị.

Bệnh cấp tính là gì? Sự khác nhau giữa bệnh cấp tính và bệnh mãn tính 1 Bệnh cấp tính là gì?

Nguyên nhân gây bệnh cấp tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cấp tính, đột ngột và nghiêm trọng như:

  • Nguyên nhân gây bệnh cấp tính bắt nguồn từ vi khuẩn, virus hoặc một loại nhiễm trùng khác.
  • Bệnh cũng có thể xảy ra khi gặp chấn thương như ngã, tai nạn, lạm dụng các loại thuốc.
  • Một số nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể như nhồi máu cơ tim cấp (nguyên nhân là do cục máu đông đã hình thành trước đó trong cơ thể, cục máu đông di chuyển và làm tắc động mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp).
Bệnh cấp tính là gì? Sự khác nhau giữa bệnh cấp tính và bệnh mãn tính 2 Cục máu đông làm tắc động mạch vành gây bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Một số bệnh cấp tính thường gặp

Người ta chia bệnh cấp tính thành hai loại là bệnh cấp tính nhẹ và bệnh cấp tính nặng.

Bệnh cấp tính nhẹ bao gồm:

  • Các bệnh về cơ xương khớp như chấn thương, đau lưng cấp, bệnh gút...
  • Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như ho, cảm lạnh, đau tai, chóng mặt...
  • Bệnh khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng cấp tính, táo bón...
  • Các bệnh về thần kinh khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, đau nhói.
  • Bệnh da liễu phát ban, nổi mề đay, dị ứng...
  • Nhịp tim không đều (đánh trống ngực), lạnh tứ chi, sưng mắt cá chân.

Bệnh cấp tính nặng bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim.
  • Đột quỵ.
  • Các bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư phổi, khối u não... 
  • Viêm phổi cấp tính.
  • Viêm ruột cấp.
  • Loét dạ dày.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn.

Trong các bệnh cấp tính nặng có 2 loại. Loại thứ nhất là cấp tính nặng báo động, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu của một khả năng gặp phải vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn, bắt buộc cần có sự kiểm tra và theo dõi sát sao. Loại thứ hai là bệnh nghiêm trọng cấp tính, bệnh nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng về thể chất, tinh thần do mắc bệnh nặng. Bệnh nhân có thể tự nhận thấy được mối đe dọa tiềm ẩn khi mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim cấp, liệt nửa người do đột quỵ.

Bệnh cấp tính là gì? Sự khác nhau giữa bệnh cấp tính và bệnh mãn tính 3 Bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ

Sự khác biệt giữa bệnh cấp tính và bệnh mãn tính

Những thông tin ở trên đã cho các bạn biết bệnh cấp tính là gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu một chút về bệnh mãn tính để dễ phân biệt chúng hơn nhé!

Bệnh mãn tính là một căn bệnh tồn tại trong thời gian dài (trên 3 tháng). Nhìn chung, các bệnh mãn tính cũng khó có thể phòng ngừa được bằng vaccine hay thuốc, cũng không thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể chung sống với bệnh và điều trị làm giảm thiểu các triệu chứng.

Nếu như bệnh cấp tính xảy ra đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn và mang lại hậu quả khá nặng nề thì bệnh mãn tính lại ngược lại. Bệnh mãn tính diễn ra lâu và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh trong thời gian dài. Tình trạng được gọi là mãn tính khi bệnh kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh như vậy nên sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch kéo theo sự suy giảm sức khỏe, từ đó có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh cấp tính chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, thường từ vài ngày đến vài tuần còn bệnh mãn tính có thời gian kéo dài hơn, thậm chí là cả đời. Giả sử như bệnh gout, bệnh gout cấp tính có thể là tự phát sau khi ăn quá nhiều chất đạm, purin, rượu bia... Còn bệnh gout mạn tính diễn ra trong thời gian dài hơn do các rối loạn chuyển hóa purin hoặc sự lắng đọng acid uric từ những lần gout cấp tính chưa được điều trị dứt điểm.

Tuy có sự khác nhau như vậy thì chúng vẫn có mối tương quan lẫn nhau. Có nhiều trường hợp bệnh cấp tính trong mãn tính. Có nghĩa là người bệnh đang mắc một căn bệnh mãn tính nào đó nhưng bất ngờ, đột ngột trở nặng trong thời gian ngắn gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Một số bệnh cấp tính trong mãn tính có thể kể đến như đợt cấp tính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt cấp tính của bệnh hen suyễn, đợt cấp tính của bệnh viêm khớp dạng thấp...

Bệnh cấp tính là gì? Sự khác nhau giữa bệnh cấp tính và bệnh mãn tính 4 Sự khác nhau của bệnh gout cấp tính và bệnh gout mãn tính

Như vậy, bệnh cấp tính thường xảy ra đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn và để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Mong rằng, với những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp có thể giúp các bạn hiểu bệnh cấp tính là gì cũng như nhận biết tình trạng nguy hiểm và đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế kịp thời.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin