Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Crohn là bệnh về đường ruột có biến chứng khá nguy hiểm. Vậy bệnh Crohn có lây không, đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh.
Một trong những căn bệnh đường ruột phổ biến nhất hiện nay chính là bệnh Crohn. Căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu nếu như bị biến chứng đến giai đoạn nặng. Do đó người bệnh thường rất lo lắng về vấn đề bệnh Crohn có lây không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tất tần tật những thắc mắc liên quan đến căn bệnh đường ruột Crohn.
Bệnh Crohn là một chứng bệnh liên quan đến triệu chứng viêm tại đường ruột. Đây cũng là nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn. Các triệu chứng của bệnh Crohn bao gồm đau bụng, đau quặn từng cơn, tiêu chảy và đi tiêu ra máu. Ngoài ra người bệnh có thể bị sụt cân, cảm giác đau đớn ở dạ dày, thậm chí đau khớp và mệt mỏi. Một số người thời gian lâu dài không xuất hiện triệu chứng bên trên ngay cả khi không được điều trị.
Tính đến nay không có bằng chứng nào cho thấy bệnh Crohn có thể lây truyền từ người sang người. Nhưng bệnh có thể lây lan trong đường tiêu hóa của chính người bị bệnh. Cơ chế lây lan nội bộ này tương tự như bệnh viêm ruột IBD khác. Để ngăn chặn tình trạng này bạn có thể dùng thuốc chống viêm, thuốc tiêu chảy hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.
Bệnh Crohn có lây không được rất nhiều người quan tâm
Chúng ta sẽ không thể mắc bệnh Crohn nếu có tiếp xúc cơ thể với người khác. Điều này bao gồm các tiếp xúc thân mật: như ôm, hôn, bắt tay thậm chí chia sẻ đồ ăn hoặc thức uống với người mắc Crohn.
Bệnh Crohn cũng không lây truyền qua đường tình dục. Tại vì các cơ quan sinh dục nằm rất gần trực tràng và một số người có thói quen quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Nhiều người thắc mắc liệu bệnh Crohn có thể lây truyền khi phân của người bị bệnh Crohn tiếp xúc với người khác không. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này là không thể.
Mặc dù Crohn không lây qua đường tình dục nhưng một số căn bệnh khác có triệu chứng tương tự Crohn có thể lây truyền qua đường tình dục. Có thể kể đến là bệnh viêm đại tràng nhiễm trùng. Ngoài ra các tình trạng như giang mai và chlamydia có thể là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng STI. Mặc dù những bệnh này đều lây truyền qua đường tình dục nhưng không hề có mối liên hệ nào giữa viêm đại tràng STI và bệnh Crohn.
Các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền mạnh mẽ về căn bệnh Crohn. Có đến 20% số bệnh nhân mắc Crohn có người thân thế hệ trước từng mắc bệnh. Vì vậy, nếu bạn có một thành viên thân thiết như cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc Crohn, thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ rất cao.
Bệnh Crohn có mức độ nghiêm trọng khác nhau giữa những người bệnh do di truyền và người bệnh do nguyên nhân khác. Trong khi một số người thường xuyên bị tái phát, trong khi một số người thì không. Đồng thời một số người bệnh Crohn đáp ứng tốt với thuốc trong khi một số người khác thì không.
Yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc Crohn
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh Crohn không phân biệt giới tính, tuổi tác, chủng tộc. Những người ở độ tuổi trước 30 thường sẽ dễ có nguy cơ bị bệnh hơn. Đa số các ca bệnh được phát hiện thì đều còn rất trẻ dưới 30 tuổi.
Ở Mỹ đến nay đã ghi nhận khoảng nửa triệu người mắc bệnh Crohn. Tính đến nay nguyên nhân gây nên bệnh Crohn chính xác là gì cũng chưa tìm được. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy di truyền là một yếu tố quan trọng.
Để xác định xem mình có bị mắc bệnh Crohn hãy căn cứ vào các biểu hiện sau đây:
Nội soi để xác định bệnh Crohn là chỉ định thường thấy của các bác sĩ
Để điều trị bệnh Crohn có hiệu quả, đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân cũng như mức độ, vị trí tổn thương. Trên cơ sở kết quả xác định đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
Nếu bệnh ở thể nhẹ có thể dùng thuốc điều trị nội khoa, nếu bệnh đã diễn tiến nặng thì phải phẫu thuật. Vì vậy khi thấy có rối loạn tiêu hóa kéo dài, xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội, đi lỏng nhiều lần, phân có máu, thường xuyên buồn nôn và nôn…hãy đi khám bệnh. Để quá trình thăm khám đạt hiệu quả tốt nhất hãy đến các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa.
Bệnh nhân Crohn tuyệt đối không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình ở nhà. Ngoài ra càng không nên tự mua thuốc để điều trị trong khi không có chuyên môn về y học. Làm như vậy không những bệnh không hỏi mà còn thêm nặng nề và nguy hiểm hơn. Nếu bệnh Crohn đã ở các thể bệnh Crohn rất nặng thì cần phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên nhập viện thực hiện phẫu thuật cũng sẽ không chấm dứt hẳn căn bệnh Crohn mà bệnh có thể vấn tái đi tái lại.
Một trong những lo lắng lo lắng rất lớn của bệnh nhân Crohn là bệnh Crohn có lây không. Qua các nghiên cứu cho thấy đây là chứng bệnh hoàn toàn không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường kể cả quan hệ tình dục. Do đó bạn nên hoàn toàn yên tâm sẽ không lây cho người thân xung quanh. Crohn là bệnh không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu kiên trì điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học có thể hạn chế bệnh biến chứng nặng.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.