Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sức khoẻ của đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của cơ thể. Khi đường ruột sạch thì cơ thể luôn trong trạng thái tốt và các cơ quan khác hoạt động hiệu quả. Ngược lại, khi đường ruột bẩn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và có thể là nguyên nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khoẻ của đường ruột với sức khoẻ tổng thể của cơ thể. Do đó, việc bảo vệ sức khoẻ cho đường ruột là một điều rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân khiến đường ruột bị bẩn là gì? Dấu hiệu nào cảnh báo đường ruột bẩn?
Đường ruột là một hệ cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, chứa nhiều bộ phận khác nhau như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già… Các bộ phận đảm nhiệm chức năng riêng biệt và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hoá, cung cấp dinh dưỡng, tái tạo năng lượng và năng cao sức khoẻ của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi đường ruột bẩn sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể. Vậy nguyên nhân nào khiến đường ruột bị bẩn?
Như đã nói ở trên, đường ruột có vai trò hấp thu dưỡng chất từ thức ăn và chuyển hoá chung thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Do đó, nguyên nhân chính khiến sức khoẻ của đường ruột bị giảm sút hay bị bẩn là do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Một chế độ ăn uống quá nhiều đạm, chất béo… sẽ khiến cho đường ruột phải co bóp liên tục để tiêu hoá thức ăn dẫn đến quá tải. Đồng thời, tình trạng này kéo dài sẽ khiến thành đường ruột trở thành nơi tích tụ chất bẩn.
Ngoài ra, trong đường ruột có chứa nhiều lợi khuẩn và vi khuẩn gây hại. Do đó, tình trạng đường ruột bẩn khiến cho hệ vi sinh tại đây bị mất cân bằng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
Tình trạng đường ruột bẩn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể như:
Một số tác nhân khiến đường ruột không khoẻ như stress, ngủ ít, thức khuya, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng thuốc không đúng cách… Từ đó gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể với những dấu hiệu cảnh báo như sau:
Dưới đây là một số biện pháp giúp làm “sạch” đường ruột để hệ hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể là:
Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến sức khoẻ của hệ tiêu hoá. Do đó, việc tiêu thụ các loại thực phẩm có hại cho đường ruột như đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ đông lạnh… sẽ khiến cho đường ruột của bạn dễ bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin, giàu chất xơ như hoa quả tươi.
Bạn cũng nên bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất khác như protein, tinh bột và khoáng chất theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.
Đặc biệt, bạn nên bổ sung chất xơ có trong rau xanh để hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, từ đó giúp cho việc tiêu hoá thức ăn trở nên dễ dàng hơn và không phải làm việc quá sức.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hoá ăn diễn ra. Đây cũng chính là một cách để giúp đường ruột được khoẻ mạnh.
Xây dựng lối sống khoa học với những thói quen tốt là điều rất cần thiết để giúp đường ruột luôn khoẻ mạnh, bao gồm:
Đường ruột bẩn thì nên bổ sung các men vi sinh có lợi cho đường tiêu hoá như prebiotic hoặc probiotic hay sữa chua để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, những người gặp phải tình trạng viêm ruột hoặc đường ruột yếu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng men vi sinh.
Tóm lại, đường ruột bẩn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của hệ tiêu hoá cũng như sức khoẻ tổng thể. Do đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ đường ruột luôn hoạt động tốt. Đồng thời, bạn nên đi khám sức khoẻ định kỳ ít nhất là 6 tháng/ lần hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường nhằm đảm bảo hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.