Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Đau bụng dưới đau lưng táo bón nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào?

Ngày 15/07/2023
Kích thước chữ

Đau bụng dưới đau lưng táo bón là một tình trạng thường gặp khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về vấn đề này và một số người còn rất lo lắng. Táo bón kèm theo đau lưng, đau bụng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Táo bón luôn được nhắc đến là một tình trạng gây ra nhiều khó chịu ở người bị mắc phải. Chính vì thế, táo bón đi kèm với đau bụng dưới đau lưng thì lại càng khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi. Vậy đâu là nguyên nhân của đau bụng dưới đau lưng táo bón? Dấu hiệu và cách điều trị triệu chứng này ra sao?

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới đau lưng táo bón

Đau bụng dưới đau lưng táo bón có thể không quá nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu của bệnh lý nhiễm trùng hoặc do khối u đè lên trên tủy sống. Vì vậy, mọi người không nên quá chủ quan mà cần cẩn trọng hơn khi gặp tình trạng này.

Tống phân chưa hết

Khi đi đại tiện, nếu như phân không được tống ra hết mà bị mắc kẹt lại trong trực tràng hoặc ruột kết thì sẽ gây ra áp lực trong 2 cơ quan này. Chính vì thế, sẽ xuất hiện những cơn đau lan dần ra thắt lưng hoặc bụng, bụng dưới.

Đau bụng dưới đau lưng táo bón nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào? 1
Phân bị mắc kẹt là nguyên nhân gây đau bụng dưới đau lưng táo bón phổ biến

Tắc ruột

Phân quá cứng bị tắc ở ruột hoặc các cơ quan khác đè lên ruột, làm co thắt ruột bất thường khiến cho phân không được tống hết ra ngoài là nguyên nhân dẫn đến tắc ruột. Tắc ruột thường gây ra các cơn đau quằn quại lên vùng lưng và vùng bụng.

Đau cơ xơ hóa

Triệu chứng thường thấy ở những người bệnh đau cơ xơ hóa là đau khắp cơ thể, đau lưng, khó ngủ, mệt mỏi… Cùng với đó là một số triệu chứng có liên quan đến hệ tiêu hóa như bị táo bón. Tuy hiện nay căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và kết hợp với sử dụng thuốc.

Lạc nội mạc tử cung

Đối với những chị em phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, lớp niêm mạc trong tử cung sẽ bắt đầu phát triển và lan ra nhiều bộ phận khác như buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột, bàng quang. Từ đó, tạo nên những cơn đau lưng, đau bụng dưới bất thường.

Bệnh viêm đường ruột

Những bệnh lý liên quan đến viêm đường ruột bao gồm Crohn (IBD) và viêm loét đại tràng có khả năng gây viêm ruột. Vì vậy mà dẫn đến táo bón, tiêu chảy là những biểu hiện thường thấy ở người bệnh. Bệnh nhân cần điều trị đúng bệnh để cải thiện chứng táo bón.

IBS - Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường gây ra nhiều vấn đề đối với hệ tiêu hóa. Trong đó tiêu biểu nhất là đau bụng dưới đau lưng táo bón. Bệnh nhân bị IBS có thể sẽ gặp phải tình trạng táo bón có đi kèm với những cơn đau lưng âm ỉ, khó chịu.

Rối loạn gan

Những rối loạn ở gan bao gồm viêm gan, xơ gan, ung thư gan có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, táo bón, ngứa và sưng. Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có trường hợp gan sưng đè lên dây thần kinh ở lưng dưới và gây ra đau lưng cho người bệnh.

Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy ở giai đoạn tiến triển sẽ gây ra hàng loạt những triệu chứng gồm ngứa, đau bụng, đau lưng và các vấn đề khác về tiêu hóa. Bệnh nhân cần lưu ý những thay đổi khác thường để phát hiện bệnh sớm và kịp thời nhất.

Viêm phúc mạc

Người bị viêm phúc mạc cũng có nguy cơ cao bị đầy bụng, táo bón, đau cơ thể và cảm thấy mệt mỏi nhiều. Phúc mạc là một màng tương tự như lụa được trải bên trong thành bụng và phủ lên các cơ quan trong bụng. Bệnh lý này thường gây ra bởi sự nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn và là hậu quả biến chứng của tình trạng bệnh lý khác hoặc bất kỳ sự thủng hay vỡ nào.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm nhiễm trùng niệu quản, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận. Không chỉ gây ra một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa, những trường hợp bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận cũng khiến người bệnh bị đau ở sườn và lưng.

Phụ nữ mang thai dễ bị đau lưng táo bón trong suốt giai đoạn thai kỳ

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ tăng lên. Đó là lý do khiến họ dễ bị táo bón. Đồng thời, tử cung phát triển cũng tạo thêm áp lực lên lưng dưới dẫn đến đau lưng. Đây là tình trạng thường hay gặp và rất phổ biến ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn thai kỳ.

Đau bụng dưới đau lưng táo bón nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào? 2
Phụ nữ mang thai bị đau lưng táo bón do sự thay đổi của hormone trong cơ thể

Quá trình lão hóa

Lão hóa dẫn đến những thay đổi về mức độ hoạt động của cơ thể con người. Cùng với đó là giảm nhu động ruột nên gây ra táo bón cùng tỷ lệ đau lưng gia tăng. Việc ít vận động khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, đi cùng với đó là tình trạng khó tiêu, táo bón diễn ra thường xuyên.

Những triệu chứng của đau bụng dưới đau lưng táo bón

Khi bị đau bụng dưới đau lưng táo bón, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Những cơn đau diễn ra liên tục, kéo dài và không có xu hướng giảm bớt ngay cả lúc đi ngủ.
  • Cơn đau không chỉ ở thắt lưng mà còn lan đến cả phần lưng trên.
  • Khi bạn cố gắng đi đại tiện, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
  • Cảm thấy có áp lực lớn ở bàng quang, thận.
  • Không thể đi đại tiện được.
  • Ăn uống không ngon miệng và còn cảm thấy buồn nôn.
  • Suy yếu và thường hay bị tê buốt ở mông, cẳng chân, bàn chân.
  • Mặc dù có uống thuốc giảm đau nhưng cơn đau lại ngày càng nặng hơn.

Làm gì để chữa trị và phòng ngừa tình trạng táo bón kèm đau lưng, đau bụng dưới?

Muốn khắc phục đau bụng dưới đau lưng táo bón và ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả thì yếu tố quan trọng là phải có sự thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen sống:

  • Cần bổ sung thêm nhiều chất xơ và tăng cường những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Các thực phẩm giàu chất xơ được khuyến cáo sử dụng đó là bông cải xanh, đậu xanh, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Uống đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (từ 2 đến 3 lít nước). Cung cấp đầy đủ lượng nước sẽ giúp phân không bị khô.
  • Nên tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định hằng ngày. Đặc biệt không nên nhịn đi đại tiện và không đọc báo hay sử dụng điện thoại trong lúc đi đại tiện.
  • Để điều trị táo bón, hạn chế đau lưng, bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, làm mềm phân. Tuy nhiên, đây là biện pháp không nên bị lạm dụng quá nhiều và đặc biệt là cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng được khuyến khích vì nó giúp tăng cường hoạt động trong ruột của bạn.

Ngoài ra, trong trường hợp táo bón đau lưng đau bụng dưới xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì bạn cần phải điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp là vấn đề cần thiết.

Đau bụng dưới đau lưng táo bón nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào? 3
Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả

Trên đây, Nhà thuốc Long Châu vừa đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và ngăn ngừa chứng đau bụng dưới đau lưng táo bón. Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà chúng ta sẽ có cách khắc phục triệu chứng cho hợp lý. Do đó, bạn hãy cân nhắc đi khám bác sĩ khi tình trạng đau và táo bón của mình quá bất thường.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin