Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh đau mắt hột có lây không?

Ngày 13/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau mắt hột là một trong những bệnh về nhiễm trùng mắt gây nguy hiểm đến giác mạc, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thị lực. Vài năm trở lại đây, căn bệnh này dần trở nên rất phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được mức độ nguy hiểm nên thường rất chủ quan. Vậy bệnh đau mắt hột có lây không bạn đã biết chưa?

Đau mắt hột là bệnh lý nhiễm khuẩn mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Bệnh do một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm có tên Chlamydia thuộc chủng Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể diễn biến nặng lên, các hột ở mắt sưng to lên và nổi trên bề mặt. Các hột này có nguy cơ bị vỡ và tạo thành sẹo kết mạc. Sẹo ở mức độ nặng có thể làm cho sụn mi ngắn lại và bờ mi bị lộn vào trong ảnh hưởng đến mắt. Có nhiều người thắc mắc, bệnh đau mắt hột có lây không?

Dấu hiệu để nhận biết bệnh đau mắt hột

Khi lông mi mọc hướng vào bên trong thay vì hướng ra bên ngoài như bình thường, việc điều trị có phần khó khăn, đôi khi sẽ dẫn đến bệnh viêm loét giác mạc, thủng giác mạc, viêm nội nhãn gây ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí có thể bị mất thị lực vĩnh viễn. Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm do bệnh mắt hột gây ra cũng ảnh hưởng đến thị lực như khô mắt và viêm bờ mi...

Khi bị đau mắt hột, người bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng liên quan đến thị lực. Thậm chí có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn nếu không phát hiện sớm, có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh nhân nên đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa mắt để đưa ra chẩn đoán chính xác, sớm nhất nếu mắt của bạn gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Dịch ở mắt có chất nhầy màu vàng.
  • Một số trường hợp có mủ từ trong mắt chảy ra ngoài.
  • Người bệnh sưng mí mắt.
  • Cảm giác rất đau ở mắt.
  • Cảm giác kích ứng ở mắt và mí mắt, có thể gây ngứa nhẹ.
  • Mắt rất nhạy cảm với ánh sáng.

Thông thường, bệnh đau mắt hột xuất hiện ở mí trên sẽ tương đối nặng hơn so với mí mắt dưới. Bên cạnh đó, khi bị đau, mắt sẽ rất khô do các mô tuyến bôi trơn mí mắt, các tuyến lệ bị ảnh hưởng không thể cung cấp nước cho mắt, làm bệnh càng nặng thêm theo từng ngày trôi qua.

Trên đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh đau mắt hột, tuy nhiên một số ít người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác không được nhắc đến. Do đó, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào về mắt của mình, xin đừng chủ quan, mà hãy nhanh chóng đến phòng khám chuyên khoa sớm nhất nhé!

Bệnh đau mắt hột có lây không?

Bệnh đau mắt hột là bệnh do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra, bệnh có tiến triển mạn tính và rất dễ lây lan thành dịch với nguyên nhân do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hoặc tiếp xúc thông qua việc sử dụng chung đồ dùng với người đang mắc bệnh.

Thắc mắc: Bệnh đau mắt hột có lây không, bạn đã biết chưa?1 Thắc mắc: Bệnh đau mắt hột có lây không, bạn đã biết chưa?

Một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh mắt hột

  • Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis còn có thể gây bệnh ở đường tiết niệu sinh dục có hột ở người. Vi khuẩn này có 15 tuýp huyết thanh khác nhau và có thể gây bệnh ở mắt và đường sinh dục.
  • Khả năng tồn tại của vi khuẩn này rất tốt trong môi trường lạnh có nhiệt độ thấp. Với nhiệt độ cao hơn chúng chết ở nhiệt độ 500C trong khoảng 15 phút. Ở ngoài cơ thể con người, chúng không tồn tại được quá 24 giờ.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột

  • Điều kiện và môi trường sống thấp kém tạo nhiều điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển.
  • Sống trong điều kiện dân cư đông đúc, chật hẹp, bí bách, sống quá nhiều người cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao và khả năng lây lan dễ dàng hơn.
  • Tình trạng vệ sinh kém.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi rất dễ mắc đau mắt hột do chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.

Một số biến chứng có thể gặp mắc bệnh đau mắt hột

  • Biến chứng giảm thị lực.
  • Người bệnh bị biến dạng mí mắt.
  • Do không điều trị dẫn đến hình thành sẹo khiến lông mi bị mọc ngược, ảnh hưởng đến giác mạc.
  • Gây ra bệnh lý về mắt khác như loét giác mạc, viêm kết mạc bờ mi.
  • Ở một số ít trường hợp nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị bệnh đau mắt hột

Ở giai đoạn đầu, đau mắt hột chỉ mới khởi phát, lúc này bệnh rất dễ điều trị. Thông thường người bệnh sẽ tiến hành được điều trị theo phác đồ như sau:

Sử dụng kháng sinh Azithromycin: Loại kháng sinh có tác dụng đẩy lùi vi khuẩn gây đau mắt hột. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần Azithromycin, nên yêu cầu bác sĩ thay đổi loại kháng sinh.

Sử dụng bôi mỡ kháng sinh: Tra thuốc mỡ Tetracyclin 1% hoặc erythromycin, thực hiện thoe hướng dẫn của bác sĩ cứ 8 tiếng tra 1 lần, tra mắt liên tục ít nhất trong 6 tuần ở giai đoạn hoạt tính. Tuy nhiên, khi bệnh đã bước sang giai đoạn lông mi mọc ngược, lúc này mí mắt bị nhiễm trùng nặng nề, bác sĩ có khả năng sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc phục tình trạng này, giúp ngăn ngừa việc hình thành sẹo trên giác mạc.

Thắc mắc: Bệnh đau mắt hột có lây không, bạn đã biết chưa?2 Thuốc tra mắt Tetracylin 1% điều trị bệnh đau mắt hột

Phương pháp phòng ngừa bệnh đau mắt hột

Đối với những người đã bị bệnh, nếu không có biện pháp bảo vệ mắt đúng cách, bệnh đau mắt hột sẽ có khả năng tái nhiễm trở lại. Do đó, chúng ta cần nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ như sau:

  • Luôn rửa mặt và rửa tay sạch sẽ, tránh đưa tay chạm lên mắt.
Thắc mắc: Bệnh đau mắt hột có lây không, bạn đã biết chưa?3 Hạn chế đưa tay lên mắt là biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt hột hiệu quả
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người khác.
  • Cải thiện vệ sinh môi trường sống xung quanh nhằm hạn chế ruồi, muỗi xung quanh nhà.
  • Nếu trong gia đình có người bị đau mắt hột thì nên điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, tránh tiếp xúc với bệnh nhân quá gần và không sử dụng đồ dùng của người bệnh.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm