Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Mặc định
Lớn hơn
Đau mắt hột là căn bệnh về mắt phổ biến và rất dễ lây lan. Vậy bệnh đau mắt hột lây qua đường nào để bạn có được biện pháp phòng tránh hữu hiệu?
Đau mắt hột là chứng bệnh rất thường gặp, dễ lây lan và nguyên nhân gây mù lòa cho bệnh nhân. Loại bệnh này là một dạng khác của tình trạng viêm kết giác mạc lây lan mãn tính. Vậy bệnh đau mắt hột lây qua đường nào, các triệu chứng và hướng điều trị như thế nào? Cùng giải đáp mọi thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!
Trước khi biết bệnh đau mắt hột lây qua đường nào, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bệnh đau mắt hột được gây ra do một loại vi khuẩn nhỏ ký sinh trùng, nhất là do vấn đề vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn lây nhiễm bệnh đau mắt hột cho chúng ta.
Bệnh đau mắt hột lây qua đường nào? Bệnh đau mắt hột lây lan qua đường bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những dịch tiết của vùng mắt, ở mũi hoặc những người bị bệnh đau mắt hột. Ngoài ra, bệnh còn có đường lây lan gián tiếp qua côn trùng như ruồi…
Bệnh đau mắt hột lây qua đường nào? Triệu chứng đau mắt hột như thế nào? Câu trả lời là phụ thuộc vào thể bệnh của bệnh nhân nặng hay nhẹ mà bệnh sẽ có hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Có những triệu chứng bệnh rất nặng nề, thời gian bệnh kéo dài và để lại rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể làm chúng ta bị mù lòa. Các triệu chứng bệnh đau mắt hột hay gặp như:
Khi bệnh ở thể nhẹ hay còn gọi là mắt hột đơn thuần, các dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện tại lớp biểu mô kết mạc. Người bệnh không có dấu hiệu gì, hoặc nếu có thì chỉ là ngứa mắt nhẹ, xốn mắt và hay mỏi mắt, người bệnh đôi khi bị chảy nước mắt nhiều. Bệnh có thể tự khỏi nếu chúng ta biết giữ vệ sinh sạch sẽ và phòng ngừa bệnh tái nhiễm, bệnh không để lại các di chứng đáng tiếc và nhất là không gây mù.
Còn trường hợp bệnh đang ở thể nặng gây tổn thương xâm nhập xuống cả tầng lớp sâu bên dưới kết mạc mắt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cụ thể như lông quặm, lông xiêu hay gây sẹo giác mạc, nghiêm trọng nhất là mất thị lực vĩnh viễn. Bệnh sẽ có biểu hiện và diễn biến trầm trọng hơn và kéo dài nếu chúng ta không có biện pháp điều trị tốt. Trường hợp người bệnh bị đau mắt hột có biến chứng sẽ xuất hiện 3 triệu chứng điểu hình sau: Bị trụi lông mi, mắt ướt và bờ mi sưng đỏ, tình trạng này dân gian hay gọi là mắt toét.
Bệnh đau mắt hột có khả năng xuất hiện nhiều trong thời tiết khí hậu nóng ẩm nhiều, nhiệt độ tăng cao. Bên cạnh đó, bệnh còn có khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người nhanh chóng.
Nguyên tắc điều trị đầu tiên là bệnh nhân cần phải điều trị viêm phối hợp trước. Và phải thực hiện điều trị theo quá trình toàn diện, triệt để và lâu dài.
Với điều trị bệnh nội khoa, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho uống uống, nhỏ thuốc với thời gian và liều lượng tùy theo tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh đau mắt hột ngoại khoa nhằm giải quyết các biến chứng của bệnh, cụ thể là sẽ tiến hành loại bỏ lông xiêu, nhổ lông quặm và ghép giác mạc.
Do các loại vi khuẩn gây bệnh dễ lây tiết ra vi khuẩn tại mũi, họng hay mắt từ người bệnh qua người khác một cách trực tiếp hoặc qua các đồ dùng cá nhân hàng ngày như khăn mặt, kính mắt… Do đó, chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột sau đây:
Bệnh đau mắt hột lây qua đường nào? Bệnh có thể dễ dàng lây lan qua tiếp xúc với người bệnh. Nếu xuất hiện các triệu chứng của đau mắt hột, bạn cần có biện pháp hạn chế thấp nhất mọi khả năng lây lan cho người khác. Khi dùng thuốc điều trị cần có sự cho phép của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình chữa trị bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.