Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đậu mùa khỉ là một trong số những căn bệnh truyền nhiễm hiếm gặp, tuy nhiên hiện nay các ca mắc đậu mùa khỉ lại đang gia tăng trên toàn thế giới. Là căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh và qua nhiều con đường khác nhau, vậy bệnh đậu mùa khỉ liệu có nguy hiểm không?
Đậu mùa khỉ thực chất là một dạng bệnh truyền nhiễm khá hiếm và có liên quan đến bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, triệu chứng của hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. "Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?" là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là trong tình hình tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng tăng. Để giải đáp thắc mắc đó, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây!
Đậu mùa khỉ không phải là một căn bệnh mới, tuy nhiên nó không phổ biến và khá hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus thuộc họ Poxviridae sống ký sinh trên cơ thể vật chủ trung gian là các loài thú gặm nhấm. Bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1958 tại Đan Mạch và lây nhiễm sang người vào năm 1970, đa phần những người mắc đậu mùa khỉ đều sinh sống tại khu vực rừng cận nhiệt đới như Trung Phi, Tây Phi. Nguyên nhân chính xác gây bùng phát căn bệnh này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các chuyên gia cho biết khả năng cao loài gặm nhấm là nguồn lây lớn nhất hiện nay.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan trực tiếp qua những tiếp xúc với người mắc bệnh như tiếp xúc qua chăn ga gối, quần áo, dịch tiết, giọt bắn đường hô hấp,... Bệnh chưa được xác nhận có lây nhiễm qua đường tình dục hay không, tuy vậy thông tin từ WHO đã ghi nhận bệnh xuất hiện ở một số nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Bên cạnh đó, trẻ em và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Thông thường, người mắc virus gây bệnh đậu mùa khỉ sẽ có thời gian ủ bệnh từ 5 - 21 ngày, tức là sau khoảng thời gian đó thì các triệu chứng đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. Trong một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 - 14 ngày.
Giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh là thời gian 1 - 3 ngày, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng sau:
Sau 1 - 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ có biểu hiện phát ban trên da. Phát ban thường xuất hiện theo trình tự phổ biến, đầu tiên là những phát ban lớn lan rộng, xuất hiện bọng nước và có thể có mủ. Sau đó, nốt phát ban này sẽ vỡ ra, trở thành sẹo và việc chăm sóc vết thương phát ban này là rất quan trọng.
Những dấu hiệu phát ban có thể xuất hiện ở:
Những triệu chứng này thường khỏi sau một vài tuần, tuy nhiên cũng để lại nhiều biến chứng.
Các bác sĩ cho biết, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa, vì thế bệnh không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, những nốt phát ban trên da nếu không được quản lý tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Trước đây, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này dao động trong khoảng 11% so với tổng số người mắc bệnh (trẻ em có tỷ lệ tử vong cao hơn). Thời gian trở lại đây, con số này còn trong khoảng 3 - 6%.
Có thể nói, bệnh đậu mùa khỉ khó lây lan hơn giữa người với người so với đại dịch COVID 19 và các triệu chứng cũng không quá nghiêm trọng. Tuy vậy, đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm và cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, nhất là trong thời điểm dịch COVID vừa qua có ảnh hưởng tới khả năng lây lan bệnh đậu mùa khỉ.
Đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh cần được lưu tâm và có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Một số biện pháp có thể áp dụng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:
"Bệnh đậu mùa khỉ có nguồn gốc từ đâu, mức độ nguy hiểm và các triệu chứng bệnh như thế nào?" có lẽ các bạn đã nắm được. Bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đã lây lan sang những khu vực khác, không còn xuất hiện ở riêng Châu Phi. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan, lơ là, cần chủ động tiêm phòng đậu mùa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Phương Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.