Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều bậc cha mẹ không biết bệnh đẹn là gì và bệnh có gây nguy hiểm gì cho con không khi thấy xuất hiện những mảng trắng sữa trong miệng của con. Hơn nữa bệnh còn khiến cho việc bú và nuốt của trẻ không được thoải mái, làm trẻ bú ít hoặc ít bú làm chậm lên cân. Điều này gây lo lắng cho cha mẹ của trẻ.
Bệnh đẹn lưỡi gây cảm giác khó chịu, trẻ còn có thể cảm thấy đau ở phần lưỡi điều này khiến trẻ bỏ bú và chậm phát triển. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết đến căn bệnh này. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bệnh đẹn là gì và cách xử lý bệnh đẹn ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh đẹn hay còn gọi là tưa lưỡi hoặc nấm lưỡi, đây là một loại nhiễm trùng do nấm gây ra và xuất hiện dưới dạng các mảng hoặc vết loét màu trắng hoặc vàng bao phủ xung quanh miệng bé như nướu, bề mặt lưỡi hoặc vòm miệng.
Bệnh đẹn thường phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Bệnh khiến trẻ bị đau rát miệng lưỡi, bú ít, đau họng khó nuốt gây nôn trớ. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây viêm sưng tấy hoặc nhiễm trùng nặng.
Bệnh đẹn thường kéo dài, điều trị lâu khỏi và dễ tái phát. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để trẻ sớm được chữa trị là điều cần thiết mà cha mẹ nên lưu ý.
Bệnh đẹn thường gây khó chịu cho trẻ khi bú, khiến trẻ biếng ăn, nôn trớ do đau và khó nuốt. Các triệu chứng của bệnh đẹn ở trẻ bao gồm:
Xuất hiện các mảng trắng bên trong miệng trẻ
Khi bị đẹn, bạn sẽ thấy phủ một lớp trắng hoặc các mảng màu trắng xuất hiện trên lưỡi mặt lưỡi sau đó lan ra các vùng như nướu răng, niêm mạc má trong hay vòm miệng và rất khó làm sạch.
Tuy nhiên, các mảng trắng bệnh lý này rất dễ bị nhầm lẫn với cặn sữa còn đọng lại trên lưỡi sau khi trẻ bú xong. Vì vậy, để chắc chắn trẻ có bị hay không, mẹ hãy dùng khăn mềm ấm hoặc gạc ngón tay lau nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi. Nếu sau khi lau, lưỡi trẻ trở lại màu hồng bình thường và trẻ không đau đớn gì thì không cần xử trí gì.
Ngược lại, nếu các mảng trắng bám chắc vào lưỡi hoặc có bong ra nhưng phía bên dưới lại xuất hiện mảng đỏ to, thô và kèm theo đó là trẻ đau, quấy khóc thì có thể trẻ đang mắc bệnh đẹn lưỡi.
Lở miệng
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các mảng trắng có thể biến chứng thành các vết lở có kích thước khác nhau. Các vết lở này thường có màu đỏ và gây khó chịu, đau đớn cho trẻ.
Nứt lưỡi: Khi trẻ bị đẹn mẹ sẽ thấy một số đường nứt nhỏ màu đỏ trên lưỡi của trẻ khiến trẻ đau rát và khó chịu.
Trẻ bỏ bú và quấy khóc: Bệnh đẹn gây tổn thương lưỡi và khoang miệng khiến trẻ đau, khó chịu, bú ít và quấy khóc, có khi gây sốt cho trẻ.
Khô và nứt nẻ miệng: Các mảng trắng xuất hiện trong khoảng miệng có gây khô, nứt nẻ trong các góc miệng hoặc bề mặt niêm mạc.
Tác nhân gây ra bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh là do nấm Candida albicans. Loại nấm này thường sống trong khoang miệng hoặc âm đạo và thường bị các vi sinh vật (lợi khuẩn) khác tấn công và tiêu diệt về mặt dinh dưỡng.
Thông thường, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh có thể kiểm soát được loại nấm này. Tuy nhiên, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch làm mất cân lợi khuẩn sẽ bị phá vỡ và các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh sẽ phát triển. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh đẹn ở trẻ:
Khi trẻ mới bị mắc đẹn, để hạn chế sự tiến triển của bệnh mẹ có thể dùng một số phương pháp dân gian sau giúp trẻ khỏi bệnh như:
Tuy nhiên, nếu sử dụng các phương pháp dân gian mà tình trạng bệnh của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa nhi hỗ trợ, tư vấn và điều trị căn bệnh này kịp thời.
Mặc dù phương pháp điều trị bệnh đẹn khá đơn giản nhưng thời gian để khỏi bệnh đẹn thường khá dài và dễ tái phát. Do đó, việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là rất cần thiết để giúp con luôn khỏe mạnh và không quấy khóc.
Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh đẹn cho trẻ:
Có thể thấy bệnh đẹn tuy không nguy hiểm nhiều tới sức khỏe cho trẻ nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bệnh cũng khá dễ chữa và dễ phòng tránh. Hy vọng với những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp trong bài viết trên đã giúp cho bạn đọc hiểu được bệnh đẹn là gì và biết cách xử trí khi trẻ bị đẹn. Chúc bạn đọc tìm được phương pháp điều trị đẹn lưỡi hiệu quả nhất cho bé yêu của mình nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.