Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, những bài tập vật lý trị liệu đã chứng minh thật sự có hiệu quả trong việc phục hồi chức năng tinh thần và thể chất cho con người. Vậy vật lý trị liệu là gì và những bệnh nhân nào nên áp dụng phương pháp này, chúng ta hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Vật lý trị liệu là phương pháp đánh giá và điều trị chức năng thể chất như chấn thương, khuyết tật, bệnh lý, bẩm sinh của con người. Việc tập luyện vật lý trị liệu tích cực trong khoảng thời gian 3 - 6 tháng thì sẽ kích hoạt được những chức năng vận động, bù trừ cho những vùng não bị tổn thương.
Nhóm bệnh nhân cần phục hồi chức năng sau chấn thương, phẫu thuật cần thực hiện các bài vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương, giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn và dính khớp.
Lúc này người bệnh cần áp dụng phương pháp vận động chủ động có trợ giúp:
Vận động chủ động có trợ giúp là khi người bệnh có khả năng tự vận động được nhưng khó khăn và không hết tầm vận động, cần có sự trợ giúp thêm để thực hiện hết động tác cần thiết, dùng chi lành hỗ trợ những chi liệt, hoặc dùng một số dụng cụ trợ giúp như ròng rọc, con lắc.
Loại vận động này giúp duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ, phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay, chân sau bất động. Mỗi ngày bệnh nhân nên tập từ 4-6 lần, mỗi lần tập 10 – 15 phút hoặc có thể tập từ ngày thứ 2- 3 sau mổ hoặc sau bó bột.
Sau quá trình vận động có hỗ trợ 1 thời gian thì chúng ta có thể chuyển qua hình thức vận động chủ động hoàn toàn. Khi bệnh nhân đã tự mình thực hiện được động tác cơ bản sau khi hồi phục chấn thương thì cần vận động tự thân, không nhờ trợ giúp, đặc biệt là ở những chi trước và cố gắng tập hết tầm vận động khớp.
Ngoài ra cũng có 1 hình thức khác là tập vận động dưới nước. Lúc này ra sẽ lợi dụng sức cản của nước làm trọng lượng cơ thể giảm đi tạo điều kiện thuận lợi cho tập vận động dễ dàng hơn.
Nhóm bệnh nhân cơ xương khớp như đau nhức cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và lưng, gai cột sống, cong vẹo cột sống, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp:
Những bệnh nhân này sẽ tập những bài vật lý trị liệu tập trung vào các động tác kéo dãn và tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Những bài tập này sẽ thúc đẩy dòng chảy của máu từ đó giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn, tăng mức độ phục hồi và loại bỏ những di chứng của việc tổn thương trước đây.
Những bài tập này được gọi là vận động chủ động hoàn toàn, là khi người bệnh có thể thực hiện được động tác, có thể hoạt động ở những tay nhưng vận động khớp còn yếu. Người bệnh sẽ được tiến hành tập có trở kháng như nâng một vật vừa sức, kéo ròng rọc có lực nặng, kéo lò xo... với sự hướng dẫn và giám sát của kỹ thuật viên y tế.
Ngoài ra những bài tập vật lý trị liệu còn bao gồm cả phần giáo dục và đào tạo việc ngăn ngừa chấn thương đối với những người thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Nhóm bệnh nhân này thường bị những chấn động về não - thần kinh như tai biến mạch máu não, đột quỵ, suy giảm chức năng não bộ. Trong một số trường hợp đột quỵ tai biến, người bệnh hoàn toàn mất khả năng tự thực hiện động tác, cần phải nhờ lực tác động trợ giúp hoàn toàn. Lúc này kỹ thuật viên hoặc người trợ giúp hướng dẫn bệnh nhân tập những bài tập vận động thụ động, hỗ trợ thực hiện hết tầm vận động tối đa có thể được.
Một trường hợp khác là người bệnh được tập những động tác vận động bù trừ. Lúc này khả năng phục hồi một số chi không còn nhưng vẫn còn lại những chi khác hoạt động được, như liệt thân trên, thân dưới hoặc liệt nửa người. Khi đó người bệnh có thể tập phát triển chức năng vận động bù trừ, tức là dùng chi lành thực hiện thay thế các động tác của các chi khác - bây giờ đã liệt hoàn toàn.
Nhóm bệnh nhân này thường chậm phát triển trí não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh, vật lý trị liệu cho trẻ bại não… Lúc này những bộ phận của cơ thể người bệnh có thể hoạt động bình thường nhưng sự khiếm khuyết thần kinh vận động khiến họ không thể hoạt động linh hoạt và làm giảm sức mạnh của cơ bắp. Việc trị liệu này cũng tương đối khó khăn vì nếu như không động viên, khuyến khích tốt, không giải thích cặn kẽ về vai trò của tập luyện thì sẽ không mang lại hiệu quả tốt.
Phương pháp này không chỉ hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của cơ thể mà còn bao gồm cả phần giáo dục và đào tạo người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày như điều trị những tổn thương về ngôn ngữ, nuốt, rối loạn về tâm lý. Với những trẻ em mắc bệnh này thì việc tập luyện phục hồi chức năng cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người thân của bệnh nhân cha mẹ, anh chị, bạn bè.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.