Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả?

Thảo Nguyên

25/09/2023
Kích thước chữ

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây qua nhiều đường khác nhau. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy, việc hiểu rõ về con đường lây bệnh và cách phòng ngừa bệnh lao phổi là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu những tác động nguy hiểm của căn bệnh này.

Bệnh lao phổi là một căn bệnh đáng sợ có thể lây qua nhiều con đường khác nhau, người nhiễm bệnh sẽ không biết mình nhiễm bệnh lao phổi khi nào cho đến khi bệnh trở nên diễn biến nặng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh lao phổi là bệnh gì?

Bệnh lao phổi là một biến chứng của bệnh lao, đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.

Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 1
Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi là sự lây nhiễm của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người mắc bệnh lao phổi hoặc từ các nguồn lây nhiễm khác như động vật hoặc môi trường. Khi một người nhiễm vi khuẩn lao, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ thống hô hấp, sinh sôi và tấn công các mô và cơ quan trong phổi. Vi khuẩn lao có thể sống trong cơ thể mà không gây triệu chứng, được gọi là nhiễm lao tiềm ẩn. Người nhiễm lao tiềm ẩn không cảm thấy bị bệnh, không có triệu chứng của bệnh lao và không thể lây lan vi khuẩn lao cho người khác. Nếu không được điều trị, người mắc bệnh lao tiềm ẩn có thể phát triển thành bệnh lao hoạt động bất cứ lúc nào và bị bệnh. Bệnh lao phổi nếu không được điều trị có thể gây tử vong.

Nguy cơ lây nhiễm bệnh lao phổi cao đối với những người có các yếu tố nguy cơ như HIV/AIDS, hóa trị, xạ trị ung thư, trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dấu hiệu bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có thể có nhiều dấu hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lao phổi:

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Ho kéo dài, ho khan, thường kéo dài hơn 3 tuần.
  • Ho ra đờm có máu.
  • Đau ngực khi thở.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Sốt và đổ mồ hôi khi về đêm.

Các dấu hiệu khác:

  • Giảm cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Không có cảm giác thèm ăn.
  • Hụt hơi, khó thở.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Viêm màng phổi.
Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 2
Ho kéo dài là dấu hiệu thường thấy của bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Bệnh lao phổi có thể lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí. Dưới đây là chi tiết về các con đường lây bệnh của bệnh lao phổi:

  • Lây trực tiếp từ người mắc bệnh: Khi một người mắc bệnh lao phổi, vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm trực tiếp vào đường hô hấp của người khác như tiếp xúc gần qua các hạt trong không khí, được gọi là hạt nhân giọt bắn. Chúng có đường kính từ 1 - 5 micron. Các hạt nhân giọt bắn truyền nhiễm này là những giọt nước nhỏ có chứa vi khuẩn được giải phóng khi người bị lao phổi hắt hơi, nói chuyện hoặc khi người khác hít thở không khí chứa vi khuẩn lao mà người mắc bệnh phát ra. Điều này còn có thể xảy ra trong môi trường đông người, các không gian hẹp như xe buýt, phòng họp, hoặc nhà ở chung. Bệnh lao không lây lan qua các vật dụng gia đình (ví dụ như dao kéo, cốc uống nước, drap trải giường, quần áo hoặc điện thoại), do đó không cần thiết phải sử dụng các vật dụng gia đình riêng biệt. Điều này có nghĩa là việc chạm vào không thể lây nhiễm trừ khi hít phải.
  • Lây từ động vật: Mặc dù rất hiếm, nhưng vi khuẩn lao cũng có thể lây từ một số động vật bằng cách tiếp xúc trực tiếp với mô hoặc chất bài tiết từ động vật nhiễm vi khuẩn lao.
  • Nhiễm từ phân tử vi khuẩn trong không khí: Khi vi khuẩn lao được phát tán vào không khí, chúng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn dưới dạng các phân tử nhỏ. Những phân tử này có thể lưu thông trong không khí trong một khoảng cách xa hơn và được hít vào hệ thống hô hấp của những người khác. Các hạt nhân giọt này di chuyển qua đường miệng hoặc mũi và di chuyển vào đường hô hấp trên. Sau đó, chúng đến phế quản và cuối cùng đến phổi và phế nang.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm và phát triển bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi mà bạn nên lưu ý:

  • Tiêm vaccine lao phổi BCG là cách phòng chống hiệu quả bệnh lao phổi. Vaccine BCG có chứa vi khuẩn bệnh lao nhưng được làm suy yếu đi để bảo vệ cơ thể. Vaccine này thường được tiêm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ một lần và không tiêm nhắc lại.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với nước hoặc xà phòng trước và sau khi ăn. Che miệng khi hắt hơi và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Bệnh nhân lao phổi nên hạn chế lây nhiễm cho người khác bằng cách không đến những nơi đông người, không khạc nhổ bừa bãi, không ngủ cùng phòng hoặc ăn uống chung với người khác.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh như ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ nghỉ đầy đủ, tránh căng thẳng và không sử dụng rượu bia, thuốc lá…
  • Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc, bên cạnh đó cần phải thăm khám sức khỏe theo định kỳ để phòng ngừa bệnh lao.
Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 3
Che miệng khi hắt hơi để hạn chế lây truyền vi khuẩn

Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) là cách tốt nhất giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy đến ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm vắc xin BCG chính hãng, an toàn và hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và dịch vụ tiêm chủng chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến sự bảo vệ tối ưu cho bạn và gia đình.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh lao phổi lây qua đường nào và cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả. Hi vọng, qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó giúp bạn có thể phòng tránh được bệnh cho chính bản thân và những người thân trong gia đình của mình.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.

Xem thêm thông tin