Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điểm mặt các nguyên nhân lao phổi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ

Xác định được nguyên nhân gây lao phổi do đâu sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh lây lan nguy hiểm này.

Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ người mắc bệnh tử vong cao trên thế giới. Theo ước tính mỗi ngày có hơn 4.100 người tử vong vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc. Trong đó lao ở phổi vẫn là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lao. Việc điều trị lao không đúng cách rất dễ gây ra tình trạng bệnh trở nặng và có nguy cơ gây tử vong cao cho người bệnh. Vậy nguyên nhân bệnh lao phổi đến từ đâu? Và cách phòng ngừa bệnh lao như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh lao phổi qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lao phổi là gì?

Nguyên nhân gây lao phổi đầu tiên chúng ta phải kể đến là do vi khuẩn lao (M. tuberculosis hominis). Đặc điểm của loại vi khuẩn này là lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và có thể tồn tại trong không khí lên đến 3 – 4 tháng. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài môi trường khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ. Chính vì vậy người có thời gian tiếp xúc với người mắc lao phổi càng lâu và càng trực tiếp thì nguy cơ cũng mắc lao phổi rất cao.

Điểm mặt các nguyên nhân lao phổi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi.

Ngoài ra, có một vài các yếu tố cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi và khiến tình trạng bệnh lao ngày càng trở nên nặng nề hơn:

  • Mắc một số bệnh như bệnh đái tháo đường, viêm loét dạ dày – tá tràng, người nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, người nghiện rượu, người già, người dùng các thuốc làm giảm miễn dịch kéo dài (bệnh khớp, bệnh hệ thống)… do sức đề kháng đã bị suy giảm.
  • Mức sống thấp, do chiến tranh, căng thẳng tinh thần hay stress… các yếu tố này tạo môi trường thuận lợi cho sự phát phát triển của vi khuẩn gây bệnh lao phổi.

Ngoài những người có nguy cơ mắc bệnh lao cao do tiếp xúc gần với nguồn bệnh thì một số các thói quen sinh hoạt cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh lao như:

  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá, thuốc lào: Những người này cũng thường có nguy cao mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
  • Những người có thói quen thức khuya làm cơ thể bị suy nhược cũng rất dễ mắc bệnh.

Lao phổi là bệnh rất dễ mắc phải đặc biệt là những người có sức đề kháng kém, nhất là khi tuổi càng cao thì sức đề kháng của chúng tacàng giảm đi. Chính vì vậy hãy trang bị cho mình những kiến thức về lao phổi để có cách phòng tránh và đẩy lùi được nguy cơ mắc bệnh.

Điểm mặt các nguyên nhân lao phổi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả 2 Thăm khám khi nghi ngờ mắc bệnh lao phổi.

Làm gì để phòng ngừa bệnh lao phổi?

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp phòng chống lây lan sau:

  • Đối với bệnh nhân: Người mắc lao phổi phải thực hiện phương pháp y tế đeo khẩu trang, không được khạc nhổ lung tung, không ngủ chung phòng với người khác, không đến những nơi đông người,… để tránh làm vi khuẩn lao lây lan ra cộng đồng.
  • Trong quá trình chăm sóc theo dõi bệnh nhân, bắt buộc cần đảm bảo các nguyên tắc mang khẩu trang đúng tiêu chuẩn, tiếp xúc với người bệnh qua kính ngăn, thực hiện khám chữa bệnh, tư vấn phía sau người bệnh,… và tận dụng ánh nắng mặt trời để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
  • Tiêm phòng bệnh lao phổi: Tiêm BCG phải được thực hiện ngay cho trẻ em sơ sinh hoặc dưới 1 tháng tuổi để phòng chống lao.
Điểm mặt các nguyên nhân lao phổi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả 3 Tiêm phòng lao phổi cho bé dưới 1 tháng tuổi để phòng ngừa bệnh lao.
  • Thực hiện các lối sống lành mạnh như: Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giờ, tập thể dục thể thao đều đặn và không sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…
  • Sử dụng các biện pháp để tăng cường thêm sức đề kháng cho cơ thể để tăng cường khả năng miễn dịch như: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất chống oxy hóa, bổ xung thêm các loại vitamin tổng hợp sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ,…
  • Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ của bạn, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và đi khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu mắc bệnh về đường hô hấp để có biện pháp xử trí đúng, hiệu quả.

Hiện nay Ngày Thế giới phòng chống lao được tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn là ngày 24/3 hàng năm. Tại Việt Nam trong chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã đặt ra mục tiêu không còn bệnh lao, hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng. Công tác phòng chống lao đã và đang được thực hiện rất tốt trên cả nước.

Với nền Y học hiện đại, bệnh lao hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nhưng những di chứng và biến chứng của bệnh lao phổi để lại là rất nguy hiểm. Chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình việc nắm được các kiến thức cơ bản về bệnh lao đặc biệt là lao phổi rất quan trọng. Hy vọng rằng các thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của bản thân và gia đình cũng đóng góp một phần vào công tác phòng chống và đẩy lùi bệnh lao.

Lại Thảo

Nguổn: Tham Khảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin