Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao ruột khá hiếm gặp nhưng chúng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đếm tính mạng. Vậy lao ruột có lây không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh lao ruột là thể lao ngoài phổi ít gặp nhưng có thể gây ra một số tổn thương nghiêm trọng ở đường tiêu hoá. Chúng thường diễn ra âm thầm vào giai đoạn đầu, khó phát hiện vì dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở đường tiêu hoá.
Bệnh lao ruột mặc dù là thuộc dạng lao ngoài phổi nhưng cũng do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên, chúng gây ảnh hưởng đến ống tiêu hóa.
Ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ bệnh nhân mắc lao ruột cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Đây là bệnh lý ít gặp và khó chẩn đoán, điều trị. Bên cạnh đó, bệnh lao ruột có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%.
Lao ruột thường bị nhầm lẫn với các bệnh phổ biến ở đường tiêu hoá, do đó không được chữa trị kịp thời dẫn đến khi phát hiện thì bệnh nhân mắc lao ruột cũng đã bị nhiễm khuẩn lao khá nghiêm trọng.
Bệnh lao ruột ở giai đoạn đầu thường ít có biểu hiện rõ ràng và thường diễn ra âm thầm, không nhiều bệnh nhân phát hiện ra bệnh ngay từ đầu và khám bệnh kịp thời. Các dấu hiệu người bệnh cần lưu ý khi cảm thấy nghi ngờ mình mắc bệnh lao ruột:
Ngoài ra, nguời bệnh lao ruột có thể có một số triệu chứng toàn thân, đây là những triệu chứng chung mà người mắc các thể lao hầu như đều gặp phải:
Khi cảm thấy những dấu hiệu bất thường như trên của cơ thể, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời nhằm tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng của các biến chứng sau này.
Bệnh lao ruột không lây qua đường không khí và tiếp xúc như bệnh lao phổi. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, ta có thể biết được con đường lây truyền của lao ruột chủ yếu là do ta ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, hoặc nuốt phải chất dịch như đờm, dãi có chứa vi khuẩn lao của bệnh nhân bị lao ruột.
Trên thực tế, tỷ lệ những người mắc bệnh lao ruột cùng với bị lao ở những bộ phận khác trong cơ thể là khá lớn nên khả năng vi khuẩn lao bị phát tán ra môi trường bên ngoài và truyền sang các người tiếp xúc với bệnh nhân lao ruột là hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Do đó, nếu đang trong liệu trình điều trị lao ruột, bệnh nhân cần lưu ý những thói quen sinh hoạt hằng ngày, hạn chế khạc nhổ đờm bừa bãi ra môi trường bên ngoài, hắt hơi, ho mà không che chắn làm cho vi khuẩn lao lây cho mọi người xung quanh.
Người nhà của bệnh nhân mắc bệnh lao ruột, đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị tại nhà cần phải chú trọng vào vấn đề vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày. Luôn đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Chú ý rửa sạch thực phẩm, ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nhiễm lao ruột từ môi trường ngoài hoặc do bị lây bệnh từ người thân.
Nếu sau khi đã hoàn thành phác đồ điều trị, các kết quả xét nghiệm và kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã khỏi bệnh lao hoàn toàn thì bệnh nhân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.
Chúng ta có thể đề phòng bệnh lao ruột bằng các giải pháp như sau:
Trên đây là một số thông tin về bệnh lao ruột cũng như giải đáp cho câu hỏi “lao ruột có lây không?". Tuy nhiên, quý đọc giả không nên vì bệnh lao ruột không lây mà chủ quan trong việc phòng và trị bệnh. Bởi lao ruột là một sát thủ âm thầm, nếu không chữa trị kịp thời có thể có biến chứng nguy hiểm về sau.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.