Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Bệnh lao ruột

Bệnh lao ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩĐỗ Tuấn Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Lao ruột là một nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu gây ra do trực khuẩn lao có thể gây biến chứng như tắc ruột, viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa nặng. Bệnh chiếm 1 đến 3% tổng số ca lao trên toàn thế giới. Trong đó, vùng hồi tràng là vùng thường bị ảnh hưởng nhất. Vậy nguyên nhân bệnh lao ruột là gì và biến chứng bệnh nguy hiểm như thế nào?

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh lao ruột

Lao ngoài phổi chiếm khoảng 12% tổng số ca lao, trong đó lao đường tiêu hóa chiếm 11% đến 16% số ca mắc bệnh. 6% đến 38% bệnh nhân mắc lao trong ổ bụng cũng có thể mắc đồng thời lao phổi.

Một số nghiên cứu đã báo cáo về tỷ lệ mắc bệnh lao ruột ở phụ nữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã báo cáo xu hướng giới tính bình đẳng. Điều thú vị là một số nghiên cứu về bệnh lao ngoài phổi cho thấy sự ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa và dân tộc trong các cộng đồng khác nhau.

Có mối liên quan không rõ ràng giữa bệnh lao ruột với tuổi của bệnh nhân. Một nghiên cứu báo cáo rằng bệnh nhân trung niên (nhóm tuổi sinh sản) thường bị ảnh hưởng nhất. Trong khi, trong các nghiên cứu khác, bệnh nhân ở nhóm tuổi trẻ hơn (dưới 25 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Một số nghiên cứu cho thấy sự phân bố tuổi tác bằng nhau, điều này được cho là do tỷ lệ mắc bệnh tương đồng cao, dẫn đến tình trạng miễn dịch nói chung bị giảm giữa các nhóm tuổi.

Bệnh lao ruột thường thấy ở những dân số có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn. Nó cũng được thấy với nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Đồng nhiễm lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV/ AIDS.

Triệu chứng bệnh lao ruột

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao ruột

Bệnh nhân mắc bệnh lao ruột thường có những biểu hiện sau:

Toàn thân: Chán ăn, giảm cân, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, buồn nôn và ói mửa, xanh xao và thiếu máu.

Tiêu chảy ngày 2 – 3 lần, phân lỏng hoặc sền sệt, có mùi hôi thối. Tiêu chảy kéo dài; có thể xen kẽ tiêu chảy với táo bón, có khi khỏi vài ngày lại tái phát.

Đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, có sôi bụng kèm theo.

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, một số bệnh nhân có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lao ruột. Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, có thể xuất hiện các thể bệnh sau:

Thể loét tiểu tràng, đại tràng:

Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt;

Đau bụng nhiều, sốt cao, tình trạng tiêu chảy phân lỏng kéo dài;

Phân lỏng, màu vàng, có mùi hôi thối, và có thể chứa mủ, nhầy hoặc máu;

Cơ thể suy kiệt nhanh, xanh xao, mệt mỏi, không có cảm giác thèm ăn.

Thể to - hồi manh tràng:

Tiêu chảy và táo bón xuất hiện xen kẽ nhau;

Phân có thể kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy;

Nôn mửa và đau bụng;

Khám hố chậu thấy u mềm, ấn đau và ít di động.

Thể hẹp ruột:

Đau bụng nhiều hơn sau khi ăn;

Ổ bụng xuất hiện các u cục nổi lên và có dấu hiệu rắn bò.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao ruột

Biến chứng tắc ruột: Đây là biến chứng phổ biến nhất. Theo Sharma M.P và Makanjuola D, biến chứng tắc ruột chiếm tỷ lệ từ 20% đến trên 40% các trường hợp lao ruột. Ở Ấn Độ, nơi tỷ lệ bệnh nhân mắc lao cao trên thế giới, tắc ruột do lao chiếm tới 20% tắc ruột nói chung.

Biến chứng viêm phúc mạc: Bệnh xuất hiện sau quá trình đau âm ỉ kéo dài, cũng có khi biểu hiện cấp tính nên dễ nhầm với viêm phúc mạc do viêm ruột thừa, thủng dạ dày. Viêm phúc mạc xảy ra do nguyên nhân thủng ruột hoặc có thể từ hoại tử hạch mạc treo. Theo Tahir I, viêm phúc mạc chiếm 20% bệnh lao ruột, Ở Ấn Độ, viêm phúc mạc do lao chiếm tới 9% các loại viêm phúc mạc.

Biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên và dưới.

Biến chứng rò: Biểu hiện của biến chứng rò chủ yếu dưới 3 dạng: Rò ra ngoài, rò vào tạng lân cận và rò đường tiêu hóa.

Rò ra ngoài: Mủ, dịch tiêu hóa rò ra ngoài ở các vị trí hay gặp là thành bụng, lưng.

Rò vào tạng lân cận: Sàng bàng quang, âm đạo.

Rò vào đường tiêu hóa: Dò đại tràng – tá tràng.

Suy dinh dưỡng, kém hấp thu, sụt cân, thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết: Nguyên nhân gây ra tình trạng ruột kém hấp thu do ruột giảm nhu động gây nên hội chứng ứ đọng kéo dài. Ngoài ra cũng do quá trình loét tiến triển làm cho bề mặt ruột giảm chức năng hấp thu.

Bệnh viêm đa dây thần kinh do viêm mãn tính đã được báo cáo trong một số trường hợp.

Giống như các dạng bệnh lao khác, có một mối lo ngại về sự xuất hiện của nhiễm trùng lao đa kháng thuốc trong ổ bụng. Một nghiên cứu ở Đài Loan báo cáo tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc ở 13% bệnh nhân lao ruột. Tuy nhiên, một phần lớn trong số họ cũng mắc đồng thời lao phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh lao ruột

Sự lây nhiễm bệnh lao ruột gây ra bởi vi khuẩn Mycobacteria có thể xảy ra theo các cách sau:

Bệnh nhân mắc bệnh phổi hoạt động do Mycobacterium tuberculosis nuốt phải đờm.

Bạch huyết lây lan qua các nút bị nhiễm trùng.

  • Nuốt phải các sản phẩm sữa bị nhiễm Mycobacterium bovis - đặc biệt được thấy khi tiêu thụ sữa tươi.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)