Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đem lại sự phiền toái nhất định cho người mắc phải. Vậy bệnh lý này cần kiêng gì – bạn đã biết chưa?
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất hoàn toàn hoặc mất một nửa khả năng vận động của cơ mặt. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có thể xảy ra bất kỳ đối tượng nào từ người trưởng thành đến người lớn tuổi và ngay cả phụ nữ đang mang thai. Bệnh gây ra sự mệt mỏi, mất tự tin khi giao tiếp và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải.
Đa số, bệnh lý này xảy ra do sự nhiễm lạnh đột ngột hay trúng gió gây ra. Bệnh nhân mắc phải có các dấu hiệu phố biến như: Liệt một bên mặt, kèm theo méo miệng, khó nhai và khó nuốt.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tuy không quá nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, gây khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc và giao tiếp hằng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề kiêng cữ khi chẳng may mắc phải bệnh lý này, nhằm giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục nhé!
Nắm được những kiến thức về vấn đề kiêng cữ không chỉ giúp cho bệnh không diễn biến nặng nề hơn mà còn giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục, giúp người bệnh sớm mau trở lại với công việc hằng ngày.
Hiện nay, thời tiết nước ta hiện nay có những chuyển biến rất đột ngột với nhiều nguyên nhân. Thời tiết có thể vừa nóng đó nhưng lại chuyển lạnh chỉ trong chốc lát. Đối với những người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu, những người suy yếu hệ miễn dịch, người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc thai phụ... cần hạn chế ra ngoài trời khi gió lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Bởi những thời điểm này, sức đề kháng con người chưa thay đổi và thích nghi kịp, từ đó dễ dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh đột ngột và gây ra liệt mặt hay liệt dây thần kinh số 7 càng diễn biến nặng nề hơn.
Để bảo vệ sức khỏe nói chung và bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nói riêng, bệnh nhân nên kiêng những thức ăn độc hại như:
Khi mắc phải bệnh lý này, bất kì ai trong chúng ta đều có cảm giác buồn bã, khi khuôn mặt mà chúng ta luôn chăm sóc hằng ngày lại bị méo, bị lệnh đồng thời kèm theo các triệu chứng như chảy dãi, không thể ngậm được miệng, khó ăn và khó nuốt... Tuy nhiên, bệnh nhân hãy từ bỏ những cảm giác tiêu cực như mệt mỏi, tự ti, buồn bả, mặc cảm hoặc khép mình, thu nhỏ mình lại. Bởi đây là một bệnh lý có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào và bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên khi được điều trị tích cực, điều trị sớm và đúng cách, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt và cấy chỉ có thể điều trị khỏi hoàn toàn tỉ lệ lên đến 80 - 90% những trường hợp.
Điều quan trọng giúp cho việc hồi phục bệnh đó là tinh thần và sự tin tưởng tuyệt đối đối với các bác sĩ điều trị. Đừng để những cảm xúc buồn bã, tiêu cực ảnh hưởng đến việc điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục bệnh.
Ngoài những vấn đề kiêng cữ trên, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây, nhằm đẩy nhanh quá trình đều trị bệnh:
Đồng thời, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tình trạng thức quá khuya sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Vì lúc chúng ta ngủ, những cơ quan trong cơ thể sẽ “thầm lặng” làm những nhiệm vụ của chúng tróng đó có đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tái tạo những tế bào mới, đặc biệt là tế bào thần kinh. Do đó, hãy “hợp tác” với những cơ quan nội tạng bên trong cơ thể bằng cách, hạn chế nạp thêm những “chất độc hại” ảnh hưởng đến hệ thần kinh vào cơ thể, mà hãy “tạo điều kiện” để những cơ quan này “sửa chữa” những lỗi sai mà do thói quen sai lầm mà chúng ta tạo ra.
Trên đây là những thông tin về bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên được đánh giá không phải tình trạng khẩn cấp nguy hiểm de dọa đến tính mạng như bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra ở mặt, cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị đúng cách. Bệnh khi được điều trị tích cực, đúng cách, đúng chuyên môn và kỹ thuật có thể hồi phục từ 1 – 3 tháng. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được nôn nóng, hoặc nghe theo những cách điều trị dân gian những chưa tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tránh “tiền mất tật mang”. Không những thế, việc chăm chỉ luyện tập thể dục cơ thể lẫn cơ mặt cũng giúp cho bệnh nhanh chóng phục hồi.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.