Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hướng dẫn sơ cứu khi bị trúng gió

Ngày 16/10/2017
Kích thước chữ

Mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh, đau nhừ người… là những biểu hiện khi bị trúng gió. Vậy, cách sơ cứu khi bị trúng gió như thế nào là hiệu quả nhất? 1. Những đối

Mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh, đau nhừ người… là những biểu hiện khi bị trúng gió. Vậy, cách sơ cứu khi bị trúng gió như thế nào là hiệu quả nhất?

1. Những đối tượng dễ bị trúng gió

Có những đối tượng rất dễ bị trúng gió, những người trong đối tượng này nên có cách đề phòng cũng như cẩn thận hơn rất nhiều. Những đối tượng dễ bị trúng gió đó là:

  • Người già khi sức khỏe bị xuống cấp nhiều.
  • Trẻ em với hệ hô hấp non nớt và sức đề kháng chưa ổn định.
  • Những người đang điều trị bệnh cơ thể mệt mỏi, sức khỏe ốm yếu, sức đề kháng dường như không có.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị trúng gió
Người già là đối tượng rất dễ bị trúng gió

2. Thời điểm nào thường dễ bị trúng gió?

Khi thời tiết có sự thay đổi bất thường chuyển từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, cơ thể không thích ứng kịp khiến cho sức đề khán giảm và dễ bị trúng gió.

Khi thời tiết mưa gió hay lạnh bất thường khiến thân nhiệt bị ảnh hưởng.

Khi thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa. Lúc này không khí có sự thay đổi và nếu cơ thể không kịp thích ứng cũng có thể bị trúng gió.

3. Triệu chứng khi bị trúng gió

Người bệnh cảm thấy bị lạnh gáy, lạnh sống lưng, lạnh chân tay.

Xuất hiện hiện tượng hay bị nhức đầu, chóng mặt, thường xuyên chảy nước mũi

Xuất hiện trạng đau bụng và nôn mửa

Nếu tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới hôn mê hoặc chân tay xuất hiện tình trạng co cứng

Nếu không nhanh chóng xử lý thì sẽ để lại nhiều di chứng nghiêm trọng như bệnh tê thấp, sức đề kháng giảm đi một cách nghiêm trọng.

4. Hướng dẫn sơ cứu khi bị trúng gió

Hướng dẫn sơ cứu khi bị trúng gió
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp sơ cứu cho người trúng gió

Sử dụng phương pháp Tây y:

  • Cách sơ cứu khi bị trúng gió bằng phương pháp Tây y thường được các bác sỹ hướng dẫn nên uống thuốc cảm paracetamol, paradol…
  • Bên cạnh đó cũng nên bổ sung thêm vitamin C, các loại vitamin khác để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đồng thời cũng nên cho người bệnh uống thêm trà gừng hay hút giác, cạo gió…

Sử dụng phương pháp Đông y:

Cách sơ cứu khi bị trúng gió bằng phương pháp Đông y khá đơn giản.

  • Phương pháp cạo gió: Cạo gió được xem là khá hiệu quả. Tuy nhiên, những người mắc bệnh cao huyết áp hay phụ nữ có thai thì tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này.
  • Làm nóng gan bàn chân của người bệnh.
  • Nước trà gừng hoặc uống nước gừng tươi giã.
  • Những trường hợp người bệnh trúng gió bị bất tỉnh thì chỉ cần tác động huyệt trung nhân, huyệt này nằm ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân nhanh chóng tỉnh lại.
  • Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân giúp máu có thể chảy đi nuôi não một cách nhanh chóng và dễ dàng, hoặc bạn cũng có thể bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, nên giúp bệnh nhân đắp chăn ấm tránh tình trạng gió lùa.
  • Sơ cứu khi bị trúng gió bằng cách cho bệnh nhân ngửi tinh dầu cũng như xoa dầu vào vị trí huyệt nhân trung.

Trong tình trạng nếu như bệnh nhân không tỉnh lại thì ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.

Trúng gió là một tình trạng cực kì dễ xảy ra ở nhiều đối tượng. Vì vậy, trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu khi bị trúng gió là cực kì cần thiết cho mỗi người.

Diệu Linh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin