Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị tê nửa mặt bên phải do đâu?

Ngày 13/06/2024
Kích thước chữ

Tình trạng tê nửa mặt bên phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do thói quen nằm nghiêng quá lâu hoặc nguy cơ nghiêm trọng như đột quỵ. Vì thế, việc chẩn đoán chính xác bị tê nửa mặt bên phải do đâu là vô cùng cần thiết.

Trên mặt, có nhiều dây thần kinh quan trọng kiểm soát vận động các cơ mặt để biểu hiện cảm xúc và thu nhận cảm giác. Khi một trong số các dây thần kinh này bị tổn thương do viêm hoặc chèn ép, tình trạng tê nửa mặt có thể xuất hiện. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe.

Thường thì, người bị tê nửa mặt có thể hoàn toàn mất cảm giác ở bên mặt bị ảnh hưởng. Mặt khác, có những trường hợp chỉ có cảm giác ngứa ran khó chịu mà không gây ra mất cảm giác hoàn toàn.

Nếu bạn gặp phải tình trạng bị tê nửa mặt bên phải (hoặc bên trái) mà chưa rõ nguyên nhân, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề này và lưu ý những điều cần chú ý.

Bị tê nửa mặt bên phải do đột quỵ

Bị tê nửa mặt bên phải (hoặc bên trái) có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.

Bị tê nửa mặt bên phải do đâu? 1
Bị tê nửa mặt bên phải có thể là dấu hiệu của nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn, và đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất của tình trạng tê nửa mặt bên phải (hoặc bên trái). Phần lớn các trường hợp đột quỵ bắt nguồn từ tắc nghẽn động mạch hoặc có thể do vỡ mạch máu não dẫn đến xuất huyết.

Các triệu chứng báo hiệu một cơn đột quỵ có thể bao gồm:

  • Đau đầu đột ngột.
  • Cảm giác lâng lâng, mệt mỏi.
  • Mất thăng bằng, cảm giác loạng choạng.
  • Thay đổi trong tầm nhìn.
  • Khó nói hoặc khó nuốt.
  • Cảm giác nhầm lẫn.
  • Yếu đi một bên cánh tay hoặc chân.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Gặp khó khăn trong việc cử động hoặc đi lại.

Những dấu hiệu này đều là tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng và yêu cầu người bệnh nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Điều trị tê nửa mặt bên phải do đột quỵ:

Cảm giác tê cứng một bên mặt sẽ dần giảm khi điều trị đột quỵ một cách hiệu quả. Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào loại đột quỵ mà bạn gặp phải. Ví dụ, trong trường hợp đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu, việc sử dụng thuốc làm tan sỏi huyết có thể mang lại hiệu quả đáng kể.

Nếu bạn bị đột quỵ do xuất huyết, bạn có thể được điều trị bằng cách nội khoa hoặc cần đến phẫu thuật.

Liệt Bell và bị tê nửa mặt bên phải

Liệt Bell là tình trạng viêm hoặc chèn ép các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ mặt. Theo các chuyên gia, bệnh này thường ảnh hưởng đến một nửa mặt.

Nguyên nhân chính xác gây tổn thương dây thần kinh ở mặt vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng liệt Bell thường phát sinh đột ngột và có thể do virus herpes gây ra.

Liệt Bell có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng thống kê cho thấy, người mắc bệnh thường thuộc độ tuổi từ 15 đến 60. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tê nửa mặt bên phải hoặc bên trái.
  • Chảy nước dãi.
  • Đau hàm và đau đầu.
  • Ù tai.
  • Nhạy cảm quá mức với mùi vị hoặc âm thanh.
  • Chảy nước mắt liên tục.
  • Mắt không đóng hoàn toàn hoặc miệng méo.
Bị tê nửa mặt bên phải do đâu? 2
Mắt không đóng hoàn toàn hoặc miệng méo

Bị tê nửa mặt bên phải do đa xơ cứng

Đa xơ cứng hay còn gọi là bệnh xơ cứng rải rác, là một bệnh tự miễn tổn thương các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Bệnh không phát triển đột ngột mà thường tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian.

Tê nửa mặt bên phải là một trong những triệu chứng phổ biến của đa xơ cứng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một bên cơ thể hoặc toàn thân. Ngoài ra, người bệnh thường gặp các dấu hiệu như:

  • Mờ mắt.
  • Mệt mỏi.
  • Khó di chuyển.
  • Khó nói.

Hiện nay, chưa có liệu pháp đặc trị chữa bệnh đa xơ cứng. Các phương pháp hiện tại chỉ tập trung vào ngăn chặn các triệu chứng tiến triển. Trong đó, việc sử dụng steroid để làm giảm viêm ở các tế bào thần kinh trung ương là phổ biến nhất.

Đau nửa đầu có gây tê nửa mặt bên phải?

Cơn đau nửa đầu có thể bộc lộ những triệu chứng khác nhau ở từng người. Một số người có thể trải qua giai đoạn thoáng qua (aura), trong khi những người khác lại không.

Giai đoạn aura là một loại rối loạn cảm giác, thường làm thay đổi thị giác hoặc cảm giác cơ thể. Trong trường hợp của đau nửa đầu, giai đoạn aura có thể gây ra các triệu chứng như tê nửa mặt, thậm chí có thể là một bên cơ thể. Tê nửa mặt có thể xuất hiện trước, trong khi hoặc sau cơn đau nửa đầu.

Ngoài ra, người bệnh có thể trải qua những biểu hiện như:

  • Đau đầu.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Buồn nôn.
  • Khó cử động.
  • Đối phó khi bị tê nửa đầu bên phải.

Tình trạng sức khỏe này tương đối hiếm so với những dạng đau nửa đầu khác, do đó không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường mà cần sự can thiệp y tế chuyên sâu.

Đặc biệt, các loại thuốc thông dụng như triptan thường không mang lại hiệu quả mong muốn trong điều trị đau nửa đầu này. Do đó, bác sĩ có thể thay đổi sang các loại thuốc kê đơn khác như valproic acid hoặc topiramate.

Nguyên nhân khác

Ngoài các vấn đề sức khỏe đã đề cập, bị tê nửa mặt bên phải cũng có thể do những nguyên nhân sau đây:

Chấn thương mặt: Một va đập mạnh vào khu vực mặt có thể gây chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê nửa mặt bên phải.

Bị tê nửa mặt bên phải do đâu? 3
Một va đập mạnh vào khu vực mặt có thể dẫn đến tê nửa mặt bên phải

Nhiễm trùng: Các loại nhiễm trùng như viêm xoang, viêm dây thần kinh, hay viêm nhiễm sau phẫu thuật có thể làm phát sinh cảm giác tê rần trên mặt bên phải.

Sự hiện diện của khối u ở mặt: Khối u ác tính hoặc áp xe do khối u lành tính có thể gây chèn ép hoặc làm mất cảm giác ở nửa mặt bên phải.

Giời leo: Các bệnh về giời leo như zona, một loại virus gây bệnh, có thể gây nên tê rần trên mặt bên phải khi virus tấn công các dây thần kinh.

Phẫu thuật răng: Một số trường hợp sau phẫu thuật răng, đặc biệt là ở vùng mặt, có thể dẫn đến các vấn đề dây thần kinh và gây ra tê rần mặt bên phải.

Phản ứng dị ứng: Phản ứng dị ứng nghiêm trọng đối với các thuốc hoặc chất gây dị ứng cũng có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh và dẫn đến tê rần mặt bên phải.

Hội chứng chèn ép dây thần kinh: Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, tăng áp lực trong não, hay hội chứng chèn ép dây thần kinh khác có thể gây ra tê nửa mặt bên phải do tạo áp lực lên các dây thần kinh.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về bị tê nửa mặt bên phải do đâu? Trong một số trường hợp, bị tê nửa mặt bên phải có thể là biểu hiện cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do đó, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.