Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế, bệnh sán chó có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu như bạn vô tình đưa ấu trùng sán vào trong cơ thể. Vậy bệnh sán chó có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng ngừa bệnh sán chó? Đây là những thông tin mà chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp qua bài viết sau đây.
Những người thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo, thói quen ăn sống, hay ngậm tay,... rất dễ mắc phải bệnh sán chó. Triệu chứng do bệnh sán chó gây ra vừa khiến bạn bị ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ vừa cảm giác mệt mỏi, khó chịu kéo dài.
Bệnh sán chó rất dễ lây lan, nhất là đối tượng trẻ em vì chúng thường chơi dưới đất, cát - là những nơi chó từng phóng uế để lại. Mặt khác, hậu môn chó chứa rất nhiều trứng sán trong khi loài vật này có thói quen liếm hậu môn, liếm lông, khắp thân thể rồi sau đó lại liếm lên vật dụng sinh hoạt của con người. Đây là cơ hội để phát tán trứng sán khắp nơi trong nhà, trên cơ thể người. Chính thói quen vuốt ve, ôm ấp chó vào người dễ khiến con người nhiễm sán chó mà không hề hay biết.
Lưu ý là bệnh sán chó không lây trực tiếp từ người sang người. Chỉ khi bạn ăn các loại thực phẩm bẩn nhiễm trứng sán chó, thực phẩm không được rửa/nấu chín kỹ thì nguy cơ cao dễ bị nhiễm sán chó. Bên cạnh đó, thường ăn thịt chó, mèo, ăn rau sống,... là bạn cũng cũng đối mặt với việc nhiễm bệnh sán chó cao hơn người không ăn hoặc ít ăn những thực phẩm này.
Ngoài ra, tiếp xúc với phân của chó, gia súc, heo hoặc cừu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh sán chó nên những người chăn nuôi, buôn bán gia súc, chó, mèo,… thường dễ nhiễm bệnh này hơn.
"Bệnh sán chó có nguy hiểm không?" là thắc mắc của rất nhiều người đặt ra. Một người khi bị nhiễm sán chó thường không hay biết, trứng sán chó vào cơ thể phát triển âm thầm, không có dấu hiệu đặc trưng nên không được phát hiện và điều trị kịp thời do người bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Sán chó sống ký sinh trong cơ thể người một thời gian sau sẽ khiến người bệnh - đặc biệt là đối tượng trẻ em, gặp phải chứng đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, dị ứng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Thậm chí là một số bệnh mãn tính như hội chứng đại tràng kích thích, bệnh Crohn, viêm tụy, sỏi mật, viêm đại tràng giả loét, bệnh Celiac, bất dung nạp lactose…
Mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm sán chó ra sao? Về cơ bản, số lượng ấu trùng thâm nhập vào cơ thể, vị trí mà nó gây tổn thương và mức độ tổn thương mà bệnh sán chó có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên, có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh gây ra là:
Khi ấu trùng di chuyển đến những vùng nội tạng sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm gan và viêm phổi… Nếu bị nặng, người bệnh thậm chí sẽ gặp các triệu chứng toàn thân như gan to, viêm gan,...
Khi ấu trùng đến tim, dù hiếm khi xảy ra nhưng lại gây nguy hiểm cho tính mạng với nguy cơ viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan, viêm màng ngoài của tim,... Thậm chí, người bệnh còn có thể sẽ bị chèn ép tim, suy tim đe dọa tính mạng.
Trường hợp ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh trung ương sẽ rất đáng lo khi kéo theo các triệu chứng viêm thần kinh ngoại biên, viêm màng não, viêm tủy sống, cứng cổ, mất khả năng điều hòa vận động,... mà biểu hiện thường thấy đầu tiên chính là nhức đầu và sốt. Người bệnh sau đó sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng như bị động kinh, rối loạn cảm giác, hôn mê, yếu cơ, rối loạn đại - tiểu tiện,..
Thanh thiếu niên là đối tượng dễ gặp trường hợp ấu trùng di chuyển đến mặt, khu trú trong mắt gây ra những tổn thương ở mắt. Hậu quả là thị lực bị suy giảm rồi dần dần dẫn đến mất thị lực hoàn toàn, thậm chí còn làm cho võng mạc bị bong ra và người bệnh có thể sẽ bị mù lòa.
Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm nêu trên, người nhiễm sán chó còn có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, phát ban, ngứa ngáy kéo dài, viêm đại tràng mãn tính, đau đầu, ho,...
Tuyệt đối không được xem thường những triệu chứng của bệnh sán chó để kịp thời thăm khám và điều trị tích cực, tránh cho người bệnh bị nhiều biến chứng nghiêm trọng, gây tác hại nghiêm trọng đến cơ thể và cả tính mạng.
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và các cơ quan bị ảnh hưởng mà việc điều trị sán chó mang lại hiệu quả ra sao. Ở các giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ vừa gặp triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, bệnh nhân sẽ dùng thuốc theo toa bác sĩ chỉ định, đồng thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt không được tiếp xúc với chó mèo, chọn thực phẩm sạch và ăn uống hợp vệ sinh. Tuy nhiên, khi sán chó đã di chuyển đến não, gây động kinh, việc điều trị sẽ khó khăn và lâu dài hơn.
Nhìn chung, cách phòng ngừa bệnh sán chó hiệu quả nhất là cần phải cắt đứt nguồn lây nhiễm ở chó, mèo thông qua một số điều cần lưu ý sau đây:
Hy vọng những thông tin chia sẻ bên trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bệnh sán chó có nguy hiểm không cũng như cách phòng ngừa bệnh này. Trường hợp phát hiện cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm kiểm tra sự có mặt có ký sinh trùng Toxocara, từ đó có biện pháp điều trị ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Hiện nay, bệnh sán chó chủ yếu được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm kết hợp với thuốc bôi giảm ngứa.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp