Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sởi là 1 căn bệnh có khả năng lây nhiễm do virus gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Những triệu chứng thông thường của bệnh là sốt hay viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa, hay nổi phát ban. Vậy sởi gây tiêu chảy không?
– Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.
– Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.
– Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong.
– Từ thông tin của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận có khoảng 56.000 trường hợp mắc bệnh sởi. Ở Việt Nam dịch sởi đầu năm 2014 đã có số ca mắc 8.500 và có tầm 114 trẻ tử vong do sởi.
– Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.
– Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
+ Sốt cao > 39°C.
+ Bị viêm long đường hô hấp trên, hoặc mũi bị chảy nước , hoặc bị ho khan kéo dài, giọng bị khàn, xuất hiện hạt Koplik bên trong miệng hay còn gọi là sởi da lòng ở trẻ sơ sinh.
+ Bệnh nhân thường bị chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
+ Nốt ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày đầu tiên, vùng mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 vùng bụng, mông, đùi, chân. Cho tới lúc những nốt ban mọc xuống chân hết sốt và ban bắt đầu mất đi.
Ở thời kỳ ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (kéo dài tầm 7 ngày) thường có triệu chứng khá giống nhau, thể hiện qua các biểu hiện của tình trạng “nhiễm siêu vi” như bệnh nhân bị sốt (hay sốt nhẹ, bị sốt cao 38 – 39 độ C), cơ thể cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú. Sởi gây tiêu chảy không? một số trẻ bị sởi có thể có biểu hiện bị nôn ói hoặc tiêu chảy.
Cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất khi có các biểu hiện dưới đây:
– Bệnh nhân sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
– Cảm thấy khó thở, thở nhanh.
– Cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn uống gì, người lơ mơ…
– Nổi phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
+ Tiêm phòng vắc xin.
– Tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất.
– Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
– Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, sởi có bị lại không xảy ra nếu như bạn đã được tiêm phòng đầy đủ
– Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
+ Vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh sạch sẽ
– Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
– Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.
– Tránh tối đa việc dụi mắt,mũi.
– Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.
– Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bệnh sởi gây tiêu chảy không? Rất ít trường hợp bệnh sởi bị tử vong nhưng những biểu hiện có thể gặp là: viêm tai giữa hoặc viêm phổi, hay tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, một số bị viêm não sau sởi, nhất là ở trẻ em suy dinh dưỡng.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.