Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Biện pháp để phòng ngừa bệnh thủy đậu

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm hay gặp, lây lan nhanh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để biết được nguyên nhân nào gây ra và bệnh thủy đậu lây qua đường nào, cùng nhà thuốc Long Châu theo dõi thông tin dưới đây.

Ngày nay, bệnh thủy đậu tuy có tỉ lệ mắc thấp nhưng một số trường hợp có biến chứng nặng và nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần tìm hiểu bệnh thủy đậu lây qua đường nào. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết dành cho bạn. 

Tìm hiểu: Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? 

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster (VZV) thuộc họ Herpesviridae gây nên. Có thể phát sinh bệnh thủy đậu ở người lớn hoặc bệnh thủy đậu ở trẻ em, tuy nhiên, thủy đậu thường trở nặng ở trẻ sơ sinh và người suy giảm miễn dịch. Dưới đây là những con đường lây lan thủy đậu mà bạn nên biết để có thể phòng bệnh tốt hơn:

Qua tiếp xúc trực tiếp

Đây được xem là con đường truyền bệnh nhanh nhất khi lây truyền giữa người này sang người khác một cách trực tiếp. Khi tiếp xúc trực tiếp với những bọng nước của người bệnh, virus thủy đậu chứa trong bọng nước sẽ lây lan sang người lành và gây bệnh. Hơn nữa, chính người bị thủy đậu cũng không nên chạm vào các nốt mụn nước đó để tránh bọng nước vỡ ra lây lan sang vùng da chưa bị nhiễm. Do đó, người bệnh và những người xung quanh nên hạn chế tiếp xúc tay chân để hạn chế lây nhiễm. 

Qua đường hô hấp

Một trong những con đường lây nhanh không kém của bệnh này chính là đường hô hấp. Nguyên nhân là do virus thủy đậu có trong nước bọt của người bệnh. Khi họ nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, các giọt nhỏ dịch tiết sẽ bắn ra ngoài không khí, khiến cho người lành tiếp xúc hoặc hít phải có nguy cơ nhiễm bệnh cao. 

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào 1
Đường hô hấp là một câu trả lời cho câu hỏi bệnh thủy đậu lây qua đường nào

Qua tiếp xúc gián tiếp

Trường hợp lây nhiễm gián tiếp này thường là do sự chủ quan của mọi người. Bởi vì virus thủy đậu vốn dĩ có thể tồn tại khá lâu trong tự nhiên, nếu người bệnh vô tình chạm tay vào các vật dụng dễ truyền nhiễm như khăn mặt, chăn màn, ga, gối,... và người thường không may mang đi sử dụng thì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Chính vì thế, tốt nhất là người bệnh và người khỏe mạnh tuyệt đối không sử dụng vật dụng sinh hoạt chung với nhau. 

Những giai đoạn lây của bệnh thủy đậu 

Theo nghiên cứu, thủy đậu có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau. Tùy vào mỗi người mỗi giai đoạn mà khả năng miễn dịch cũng như cách chăm sóc, điều trị khác nhau, chẳng hạn chăm sóc trẻ bị thủy đậu sẽ khác với việc chăm sóc một người lớn. Để phòng tránh lây nhiễm thủy đậu, cùng nhận biết những triệu chứng thủy đậu qua từng giai đoạn bệnh dưới đây. 

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh của virus thông thường là 10 - 15 ngày. Sau thời gian này, người bệnh sẽ xuất hiện các hạch nổi lên phía sau tai kèm theo các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, viêm họng. Có thể thấy triệu chứng ở giai đoạn khá nhẹ nhàng, một số trường hợp không phát hiện, dẫn đến việc người bệnh nhầm lẫn bản thân bị cảm cúm khiến bệnh tình sau đó tiến triển nặng hơn. 

Giai đoạn 2: Khởi phát

Đây là giai đoạn trên da của người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt hồng ban đỏ. Sau đó khoảng 1 - 2 ngày các nốt này sẽ chuyển thành nốt đậu có bọng nước. Người bệnh trong giai đoạn sẽ cảm thấy khó chịu nhất khi mà các mụn nước lan nhanh khắp cơ thể, có cảm giác ngứa rát. Chỉ cần bạn gãi thì bọng nước sẽ vỡ ra và mọc lên nhiều hơn, lây nhiều nơi trên cơ thể. Bên cạnh đó, những nốt mụn nước này sẽ đóng vảy và tạo nên sẹo thủy đậu

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào 2
Các nốt ban đỏ khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát và khó chịu

Giai đoạn 3: Toàn phát 

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất. Triệu chứng của giai đoạn này rất rõ ràng và nặng hơn ở người bệnh: Sốt cao, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn ói. Đặc biệt, các nốt mụn nước ngày càng nhiều ở các vùng mặt, thân mình, da đầu, nách, cánh tay, chân,… 

Khoảng 1 - 2 tuần sau, người bệnh sẽ dần hồi phục khi cơ thể giảm sốt và đỡ mệt mỏi. Các bọng nước lúc này cũng đóng vảy, khô và tự rụng. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tốt thì những bọng nước này dù đã bong ra vẫn để lại sẹo lõm thủy đậu

Tùy vào cơ địa hay hệ miễn dịch kém mà thời gian diễn tiến bệnh thủy đậu có thể kéo dài lâu hơn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường thì cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh những biến chứng thủy đậu không may xảy ra. 

Biện pháp phòng ngừa thủy đậu 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin là cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất. Báo cáo cho thấy khoảng 88 - 98% người đã tiêm phòng vắc xin thủy đậu sẽ tránh được căn bệnh này. Dù ở trẻ em hay người lớn đều nên tiêm phòng vắc xin, vì đây là cách phòng ngừa chủ động, hiệu quả và có tác dụng lâu dài, tạo ra kháng thể giúp cơ thể chống lại virus thủy đậu. 

Hiện nay, vắc xin thủy đậu đã được triển khai phổ biến ở trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng tìm hiểu vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũiđưa trẻ đi tiêm ngừa tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín. 

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào 3
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả

Thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây và bùng phát dịch nhanh chóng. Bài viết trên của Long Châu mong muốn cung cấp các thông tin và kiến thức tới bệnh thủy đậu lây qua đường nào để mọi người có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất cho bản thân, gia đình và xã hội. Long Châu hy vọng các bạn có thể chăm sóc bản thân thật tốt và có được một sức khỏe tuyệt vời, chống được mọi căn bệnh.

Huyền Trinh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin