Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết? Cách hạn chế sẹo khi mắc bệnh?

Ngày 17/04/2023
Kích thước chữ

Điều khiến nhiều người lo sợ mỗi khi mắc bệnh thuỷ đậu chính là việc bị sẹo sau bệnh. Vậy sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết? Phải làm sao để hạn chế tối đa việc mình bị sẹo khi mắc thuỷ đậu? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết này.

Thuỷ đậu thường gây ra các tổn thương ngoài da và tiềm ẩn những nguy cơ gây sẹo. Khi mắc bệnh, các nốt ban kèm mụn nước sẽ xuất hiện dày đặc trên cơ thể. Lúc này nếu mụn nước bị vỡ và nhiễm trùng thì dễ để lại sẹo. Trừ những trường hợp do cơ địa, nếu người bị thủy đậu điều trị và chăm sóc đúng cách thì hầu như sẽ không để lại sẹo vĩnh viễn. Vậy sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết?

Thuỷ đậu có nguy hiểm không?

Bệnh thuỷ đậu còn được người Việt biết đến với cái tên là trái rạ. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm phát ban trên da kèm mụn nước. Virus varicella zoster chính là nguyên nhân gây ra bệnh này, và dù sau khi đã chữa hết bệnh thì có thể virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể gây bệnh Zona trong tương lai. 

Bệnh thuỷ đậu nguy hiểm vì rất dễ lây lan. Các giọt bắn truyền từ người bệnh bị ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc cơ thể có thể khiến dịch mụn nước từ người bệnh lây sang người xung quanh. 

Sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết? Cách hạn chế sẹo khi mắc bệnh? 1
Tiến trình phát bệnh thuỷ đậu có thể quan sát trên da

Nhiều người thắc mắc sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết bởi bệnh phát triển trực tiếp trên bề mặt da và khả năng để lại sẹo rất cao. Tuy nhiên trước khi hình thành nên sẹo, cơ thể ta thường trải qua những biểu hiện sau: Đầu tiên là xuất hiện ban đỏ khắp cơ thể và gây đau. Sau đó, các nốt ban trở thành mụn nước chứa đầy dịch lỏng, có thể vỡ ra. Cuối cùng, nếu chữa trị đúng cách, các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu xuất hiện khi hạn chế mụn nước bị vỡ thì chúng khô dần, đóng vảy, để lại sẹo mờ nhưng phai dần. 

Cả quá trình này sẽ diễn ra trên cơ thể từ 7 - 14 ngày. Khi bệnh gần lành, các nốt mụn nước bắt đầu khô, đóng vảy và người bệnh sẽ cảm thấy rất ngứa. Nếu không cẩn thận chạm, gãi vào vết thương thì sẽ rất dễ để lại sẹo, nghiêm trọng hơn là có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng.

Ngoài để lại sẹo, chúng còn khả năng gây ra một số biến chứng của bệnh thủy đậu vô cùng nguy hiểm mà người bệnh cần phải thận trọng như sau:

  • Gây viêm: Một số bệnh có thể xuất hiện như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em. Đặc biệt viêm da do thủy đậu bội nhiễm sẽ khiến các nốt mụn mưng mủ, để lại sẹo rất lâu và sâu, có thể là sẹo vĩnh viễn.
  • Gây sảy thai hay quái thai với phụ nữ mang bầu: Nếu phụ nữ mang thai gặp biến chứng thuỷ đậu trong 3 tháng thai kỳ đầu thì nguy cơ sảy thai rất cao. Hoặc ngay cả khi bệnh đã được điều trị khỏi thì tỷ lệ trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh là rất lớn. Với người mẹ, nếu gặp biến chứng thuỷ đậu sẽ khiến sức đề kháng suy kiệt và dễ bị viêm phổi, viêm hô hấp. 

Sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết?

Như đã đề cập ở trên thì sau khi mắc thuỷ đậu, có để lại sẹo mờ nhưng sẽ phai dần nếu điều trị đúng cách. Với sẹo nhẹ, không bị nhiễm trùng, bạn cần 6 - 12 tháng để sẹo mờ đi. Tuy nhiên nếu đã để mụn nước chứa đầy dịch vỡ ra và bị nhiễm trùng thì khả năng để lại sẹo lõm thủy đậu và không bao giờ biến mất là rất cao. Trong trường hợp này, bạn buộc phải nhờ đến các phương pháp điều trị sẹo lõm chuyên sâu. 

Sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết? Cách hạn chế sẹo khi mắc bệnh? 2
Sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết là câu hỏi nhiều người đặt ra

Vậy làm thế nào để ngừa để lại sẹo vĩnh viễn khi mắc thuỷ đậu? Nguyên tắc duy nhất là hạn chế làm trầy xước các vùng da bị phát ban và mụn nước:

  • Bạn cần thường xuyên đeo găng tay vải, đặc biệt vào ban đêm nếu đang mắc thuỷ đậu. Trong giai đoạn khô vảy gây ngứa thì phải càng chú ý hơn. Bên cạnh đó hãy cắt hết các móng tay để tránh gây trầy xước khi chạm vào các nốt mụn.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng, luôn giữ cho bề mặt da thông thoáng mồ hôi để không gây ngứa. Chọn áo quần rộng rãi và tránh để vải cọ xát vào da. Lúc tắm hãy chọn những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, tránh gây kích ứng vùng da bị phát ban. 
  • Luôn sử dụng thuốc bôi thủy đậu đầy đủ, nếu tình trạng ngứa, đau rát nặng có thể tham khảo bác sĩ để dùng thuốc trị ngứa. 

Bị thuỷ đậu nên ăn gì cho nhanh lành sẹo?

Sau khi giải đáp được thắc mắc sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết cũng như một vài cách sinh hoạt hạn chế sẹo nặng khi mắc bệnh, ta cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng khi bị thuỷ đậu. Bởi ăn uống có thể làm quá trình mờ sẹo thâm diễn ra nhanh hơn.

Uống nhiều nước

Nước lọc, nước ép rau củ chính là các loại nước thanh nhiệt, giải độc cơ thể cũng như tăng sức đề kháng hiệu quả cho người mắc bệnh thuỷ đậu. Đặc biệt các vitamin và khoáng chất trong nước ép sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi hơn. 

Sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết? Cách hạn chế sẹo khi mắc bệnh? 3
Uống nước thường xuyên để thanh nhiệt giải độc cơ thể

Ăn rau xanh và trái cây

Những người bị thuỷ đậu cần bổ sung rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn uống hằng ngày. Các thực phẩm giàu Vitamin A, Vitamin C, Canxi, kẽm, Magie giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Nhưng nếu bị mụn nước ở khoang miệng thì sao? Bạn hãy hạn chế ăn trái cây có tính axit mạnh như cam, quýt, chanh. 

Ưu tiên ăn cháo, súp, canh

Khi bị thuỷ đậu chúng ta thường có xu hướng chán ăn mệt mỏi. Tốt nhất khoảng thời gian này nên ăn dạng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Các loại cháo, súp, nước hầm canh là cách chế biến phù hợp nhất cho người bệnh. Một số loại cháo như cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, cháo gạo lứt có tính thanh nhiệt, giải độc nên ăn thường xuyên. 

ẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết? Cách hạn chế sẹo khi mắc bệnh? 4
Người bị bệnh thủy đậu nên ăn dạng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu

Ngoài những thực phẩm nên ăn kể trên thì bạn cần kiêng hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa, đồ ăn cay nóng. Bởi các loại thức ăn này có thể gây viêm nhiễm nặng hơn từ đó để lại sẹo thâm lâu hơn trên da. 

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc sẹo thuỷ đậu bao lâu thì hết. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và hạn chế tối đa khả năng bị sẹo khi mắc bệnh. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật nhiều kiến thức sức khỏe hơn nhé!

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin