Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bệnh tiểu đường thai kì và những điều cần biết

Ngày 18/07/2017
Kích thước chữ

Đường trong máu cao (gestational diabetes mellitus – GDM) đang trở thành vấn nạn mới các bà mẹ phải đối mặt. Tỉ lệ mắc chứng GDM ngày càng tăng cao khiến nhiều chuyên gia lên

Đường trong máu cao (gestational diabetes mellitus – GDM) đang trở thành vấn nạn mới các bà mẹ phải đối mặt. Tỉ lệ mắc chứng GDM ngày càng tăng cao khiến nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo nguy cơ bệnh tiểu đường thai kì.

Theo báo cáo của các tổ chức sức khỏe, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc chứng đường trong máu cao đang tăng chóng mặt. Từ hơn 3%, chỉ trong vài năm gần đây, con số đã tăng lên 8% và dự kiến có thể sớm vượt mức 15%. Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận chính thức liệu GDM là dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kì hay chỉ là sự thay đổi nhất thời của cơ thể trong thời gian mang thai.

1. Có cần định kì kiểm tra lượng đường trong máu?

Tiến sĩ Sarah Buckley, chuyên gia về mẹ và bé khuyên các phụ nữ mang thai không cần tham gia các cuộc kiểm tra này. Tiến sĩ Michel Odent, bác sĩ sản khoa, chuyên gia về sinh sản cùng Henci Goer – một bác sĩ trường phái y học thực chứng – cũng đều cho rằng việc xét nghiệm GDM định kì không có ý nghĩa. Do đó, hầu hết phụ nữ mang thai cần tự quyết định có cần xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kì hay không.

Bệnh tiểu đường thai kì
Xét nghiệm GDM hay không là do chính bạn quyết định

2. Kiểm tra GDM định kì là gì?

Quy trình kiểm tra GDM định kì truyền thống gồm 2 giai đoạn, thường vào tuần 24-28 thai kì.

Thử nghiệm glucose (GCT):

Bạn sẽ phải uống 50g dung dịch đường 60 phút trước khi xét nghiệm máu. Nếu lượng đường trong máu cao hơn bình thường, bạn sẽ cần làm bài test thứ hai. Một số bệnh viện đã loại bỏ xét nghiệm này vì thường cho kết quả không chính xác.

Kiểm tra khả năng dung nạp glucose (OGTT):

Thử nghiệm này đòi hỏi bạn nhịn ăn trong 8-12 tiếng để lấy mẫu máu xét nghiệm. Sau đó, bạn được yêu cầu uống 75-100g dung dịch đường và được kiểm tra lượng đường trong máu trong vòng 2-3 tiếng sau. Nếu tỉ lệ vượt mức thông thường, bạn sẽ được chẩn đoán có lượng đường trong máu cao. Mức đường huyết trung bình còn thay đổi tùy thuộc nơi bạn sinh sống.

3. Xét nghiệm dự báo bệnh tiểu đường thai kì có chính xác?

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, tỉ chính xác của xét nghiệm GCT là 76%. Nghĩa là cứ mỗi 100 phụ nữ mang thai xét nghiệm dương tính GDM thì có 76 người tin mình có mức đường trong máu cao. 24 người còn lại vẫn cho rằng cơ thể họ ổn trong khi thực tế lượng đường đã vượt mức trung bình.

Bệnh tiểu đường thai kì
Xét nghiệm GDM tương đối chính xác

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho rằng GCT chỉ nên dùng như công cụ sàng lọc, không nên dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kì. Xét nghiệm OGTT được khuyến khích sử dụng do có độ chính xác cao hơn. Điều này có nghĩa là nhiều phụ nữ sẽ được phát hiện GDM và hỗ trợ sớm hơn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cũng sẽ phải đối mặt với khả năng bị can thiệp khi sinh nhiều hơn.

Một rắc rối nhỏ, là kết quả xét nghiệm GDM sẽ thay đổi theo thời gian mang thai. Nguyên nhân là thời gian mang thai tỉ lệ thuận với khả năng kháng insulin ở phụ nữ.

4. Có biện pháp kiểm tra thay thế nào không?

Bạn có thể thử thêm các xét nghiệm khác để có kết quả chính xác nhất:

  • Xét nghiệm HgA1C: Kiểm tra lượng đường huyết trung bình trong 2-3 tháng, chính xác đến 99%
  • Theo dõi đường huyết: Theo dõi lượng đường trong máu, 4 lần một ngày liên tục trong 1 tuần để đưa ra mức trung bình
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này không quá chính xác nếu bạn ăn thức ăn chứa nhiều đường ngay trước khi xét nghiệm. Thời gian xét nghiệm cũng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả sau cùng.
  • Xét nghiệm Jellybean: Xét nghiệm CGT và OGTT dành cho những người e ngại dị ứng với dung dịch đường. Bạn sẽ ăn một lượng đậu tương đương với 75g đường thay vì uống trực tiếp dung dịch.
Bệnh tiểu đường thai kì
Xét nghiệm HbA1C

Có nhiều phương pháp xét nghiệm với chi phí và mức độ chính xác khác nhau để bạn lựa chọn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy chưa có kết luận chính thức về GDM, bạn vẫn nên kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn một cách hợp lý để tránh bệnh tiểu đường thai kì. Ngoài ra, bạn có thể thử các thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết như Hạt Methi Ấn Độ.

Phong

Nguồn: Bellybelly

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin