Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh trĩ độ 1 là như thế nào? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì?

Ngày 30/11/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh trĩ độ 1 là như thế nào? Thời điểm này căn bệnh có những dấu hiệu gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh trĩ độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ, nếu được chữa trị sớm sẽ mau khỏi, không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên nó cũng khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân bệnh là do người bệnh đứng quá nhiều, ngồi quá lâu hay ăn uống không khoa học. Tuy là mức độ nhẹ nhất nhưng nó cũng cần được phát hiện và được chữa trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhận biết được căn bệnh này theo cách đơn giản nhất.

Bệnh trĩ độ 1 có dấu hiệu gì?

Bệnh trĩ có chia ra nhiều giai đoạn, trong đó bệnh trĩ độ 1 là giai đoạn đầu tiên, sớm nhất của bệnh. Nó có ít biến chứng, dễ điều trị cũng như nguy cơ thấp trong việc tái phát bệnh. Khi phát hiện bệnh trĩ ở cấp độ 1 này thì việc điều trị sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu chủ quan để bệnh lên cấp độ nặng hơn sẽ khiến cho việc điều trị khó khăn, tốn kém hơn cũng như sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh trĩ độ 1 có các dấu hiệu như sau:

  • Đầu tiên, khi đi cầu sẽ ra máu, máu có thể dính ở phân hoặc giấy vệ sinh tuy nhiên lại không có cảm giác đau rát gì.
  • Sau đó, khi nó nặng hơn chút sẽ có hiện tượng đi cầu chảy máu nhỏ giọt hoặc máu bắn thành các tia kèm theo sa búi trĩ.
  • Xuất hiện búi trĩ nhỏ, búi trĩ này thường nằm sâu bên trong hậu môn và độ dày cộm không đáng kể.
  • Xuất hiện hiện tượng ngứa rát hậu môn bất thường. Vì với búi trĩ độ 1 sẽ tiết ra các chất dịch nhờn kích thích hậu môn. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu mà không rõ nguyên nhân.
Bệnh trĩ độ 1 là như thế nào? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? 1 Những dấu hiệu cơ bản mà người bệnh trĩ nên biết.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ độ 1

Đối với tình trạng bệnh trĩ cấp 1 sẽ có 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân bên ngoài

Do người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn đồ nóng, ít bổ sung cho cơ thể rau xanh, trái cây, đồ ăn có chứa nhiều chất xơ.

Người bệnh có thói quen uống ít nước, ít vận động cơ thể, nhất là vào mùa đông.

Ngồi hay đứng làm việc trong thời gian dài kèm theo công việc quá áp lực dẫn đến stress.

Hàng ngày bệnh nhân không có thói quen đi đại tiện.

Nguyên nhân bên trong

Việc giãn quá mức và trong thời gian dài của các đám rối tĩnh mạch cũng có thể gây ra bệnh trĩ độ 1. Việc này tạo cho dây chằng các áp lực, khiến cho nhiệm vụ ngăn đỡ và ngăn cách đám rối trĩ bị ảnh hưởng. Việc này sẽ tạo thành búi trĩ nội trên đường lược.

Bệnh trĩ độ 1 là như thế nào? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? 2 Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ chúng ta cần chú ý.

Cách điều trị bệnh trĩ độ 1

Dùng thuốc

Để chữa trị bệnh trĩ độ 1 người ta thường sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc cầm máu trĩ.
  • Thuốc tăng cường sức bền thành tĩnh mạch trĩ làm co búi trĩ.
  • Thuốc nhuận tràng.

Bệnh cạnh đó, ở dân gian ta còn có các loại thuốc từ cây cỏ, thảo dược sau đây:

  • Rau diếp cá có tác dụng thanh lọc cơ thể, điều trị táo bón và có khả năng chống viêm.
  • Đương quy có tính năng hoạt huyết, bổ máu và nhuận tràng.
  • Hoa hòe có chất Rutin giúp giảm tính giòn, tăng độ bền cho thành mạch và mao mạch.
  • Nghệ tinh chất giúp lành vết thương nhanh hơn và kháng viêm. 
  • Magie cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp nhuận tràng.
Bệnh trĩ độ 1 là như thế nào? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? 3 Dùng thuốc là phương pháp chữa trĩ hiệu quả và được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay.

Trị bệnh trĩ độ 1 bằng cách xông

Dưới đây là 2 bài thuốc xông giúp trị bệnh trĩ độ 1:

Xông chữa bệnh trĩ từ lá trầu

Trong lá trầu không chứa nhiều tanin và các hoạt chất như estradiol hay chavignon. Các chất này có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm suy yếu hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng đau búi trĩ, chống viêm nhiễm vùng hậu môn. Đây là bài thuốc xông chữa bệnh trĩ khá phổ biến.

Cách làm: Rửa sạch lá trầu rồi đun kỹ với 2 lít nước. Khi sôi lên tầm 5 phút thì cho muối vào rồi khuấy tan. Chắt nước ra và xông hậu môn mỗi ngày trong một tuần để đạt kết quả tối ưu.

Xông chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá

Rau diếp cá có chứa rutin thực vật. Chất này đã được khoa học chứng minh là có khả năng làm bền thành mạch máu, giúp các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng không tiếp tục bị sưng và xấu đi. Tinh dầu chiết xuất từ ​​loại rau này có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp bài thuốc xông có tính năng diệt khuẩn, tiêu viêm và làm co búi trĩ. 

Cách làm bài thuốc xông này: Đầu tiên, bạn hãy rửa thật sạch rau diếp cá. Sau đó cho rau vào nồi, thêm 2 lít nước vào đun sôi, nấu khoảng 10 phút thì cho muối vào nấu chín. Để cho nước nguội còn khoảng 80 độ đổ ra bô rồi lên phía trên để hơi nước bốc lên hậu môn. Thực hiện 3 lần mỗi tuần, mỗi lần xông khoảng 15 phút sẽ giúp hậu môn bớt đau và làm búi trĩ thu nhỏ lại.

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn uống

Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý hơn. Bệnh nhân bệnh trĩ độ 1 cần cung cấp nhiều thức ăn có nhiều chất xơ cho cơ thể như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó là cần uống nước thật nhiều mỗi ngày để các chất xơ có thể chuyển hóa và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Hạn chế các đồ ăn nóng, cay. Tránh các chất kích thích như bia, rượu,... 

Chế độ vận động

Người bệnh cần tập thể thao, vận động thường xuyên. Có thể chơi các môn thể thao nhẹ như cầu lông, tennis, bóng bàn,...

Cần có thói quen đi đại tiện cố định vào một giờ trong ngày và duy trì nó thường xuyên. Lưu ý sau khi đi đại tiện cần phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn.

Bệnh trĩ độ 1 là như thế nào? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? 4 Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu hằng ngày để tránh bệnh trĩ.

Như vậy với bài viết này chúng ta đã hiểu hơn về bệnh trĩ độ 1 và nguyên nhân cách chữa trị nó khi mắc phải. Bên cạnh đó chúng ta cần có thói quen ăn uống và vận động hợp lý để phòng tránh căn bệnh này. Đặc biệt bạn nên kết hợp với một số sản phẩm chuyên chữa trĩ để giảm bớt tình trạng đau nhức hoặc khó chịu trong người. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

Cẩm Tú

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh trĩ