Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Trĩ tắc mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 22/09/2024
Kích thước chữ

Tắc mạch trĩ là tình trạng xảy ra khi mạng lưới mạch máu trong ống hậu môn bị tổn thương, dẫn đến sự hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tình trạng này thường diễn tiến âm thầm cùng với bệnh trĩ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tắc mạch trĩ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Trĩ tắc mạch là một trong những biến chứng phổ biến và đau đớn của bệnh trĩ, khi các mạch máu trong búi trĩ bị tắc nghẽn, gây sưng viêm và đau rát nghiêm trọng. Đây là tình trạng cần được nhận biết và xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị trĩ tắc mạch, nhằm giúp người bệnh có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này và cách phòng ngừa hiệu quả.

Trĩ tắc mạch là gì?

Trĩ tắc mạch còn được gọi là trĩ huyết khối hoặc bệnh huyết khối quanh hậu môn, là tình trạng các tĩnh mạch trong mạng lưới mạch máu ở vùng hậu môn bị chèn ép, dẫn đến việc hình thành các cục máu đông bên trong búi trĩ. Những cục máu đông này gây ra sự tắc nghẽn mạch, đi kèm với các triệu chứng như viêm, đau và chảy máu.

Trĩ tắc mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Trĩ tắc mạch còn được gọi là trĩ huyết khối hoặc bệnh huyết khối quanh hậu môn

Búi trĩ tắc mạch có thể xuất hiện dưới dạng một cục đơn lẻ hoặc một khối tròn. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể có khả năng tự tiêu hủy các cục máu đông và các triệu chứng thường giảm dần theo thời gian.

Trĩ tắc mạch có thể xảy ra ở cả bên ngoài và bên trong và được phân loại thành 3 loại:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ tắc mạch

Trĩ hình thành khi các mạch máu dọc theo ống hậu môn bị sưng lên, thường không gây đau. Tuy nhiên, trĩ tĩnh mạch có thể gây ra triệu chứng đau đớn và khó chịu. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng, thường gặp trong một số trường hợp như:

  • Mang thai (do áp lực từ thai nhi);
  • Sinh con (do rặn khi sinh);
  • Hoạt động gắng sức, đặc biệt là nâng vật nặng nhiều lần;
  • Ngồi lâu;
  • Táo bón, rặn mạnh khi đi vệ sinh;
  • Tiêu chảy;
  • Béo phì hoặc có nhiều mỡ thừa trong cơ thể;
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn;
  • Nhịn đi đại tiện.

Triệu chứng trĩ tắc mạch

Tắc mạch trĩ có triệu chứng tương tự như bệnh trĩ nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Tùy thuộc vào kích thước của cục máu đông và thể trạng của người bệnh, các triệu chứng có thể khác nhau, cụ thể:

  • Đau dữ dội: Các cơn đau, dữ dội và kéo dài từ 4 - 6 ngày ở hậu môn;
  • Khó khăn khi đại tiện: Người bệnh thường cảm thấy muốn đi đại tiện nhưng gặp khó khăn trong quá trình này;
  • Khó khăn khi đi lại hoặc khi ngồi: Tắc mạch trĩ làm cho cơ vòng hậu môn gặp khép lại, gây khó khăn khi di chuyển hoặc ngồi;
  • Chảy dịch, máu, lở loét, hoại tử hậu môn: Khi các cục máu đông bị vỡ, có thể gây sưng và đau, dịch có thể chảy ra và dẫn đến lở loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử hậu môn.
Trĩ tắc mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Đau dữ dội ở hậu môn là một trong các triệu chứng tắc mạch trĩ

Điều trị trĩ tắc mạch thế nào?

Hầu hết các trường hợp bị trĩ tắc mạch tự khỏi sau 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, nếu không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị như sau:

Chăm sóc tại nhà:

  • Tắm ngồi và sử dụng nước ấm để làm sạch khu vực hậu môn.
  • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước để tránh tình trạng táo bón.
  • Tránh rặn khi đại tiện: Nghiêng người về phía trước, thở chậm và thư giãn.
  • Điều trị tại chỗ: Dùng thuốc mỡ lidocaine hoặc kem thoa trĩ không kê đơn.

Phẫu thuật:

Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối trĩ tắc mạch, giúp giảm nguy cơ tái phát.

Trĩ tắc mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Phẫu thuật để loại bỏ khối trĩ tắc mạch

Người bệnh nên theo dõi tình trạng của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa trĩ tắc mạch

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần chủ động phòng ngừa biến chứng tắc mạch trĩ có thể xảy ra hoặc tái phát bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Tránh sử dụng chất kích thích: Không hút thuốc lá hay uống bia, rượu và các loại đồ uống có cồn khác bởi các chất kích thích này không chỉ làm suy yếu tuần hoàn máu mà còn gây áp lực lên tĩnh mạch, làm tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng: Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, đặc biệt là những món ăn cay, nóng để tránh gây kích thích và làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Uống đủ nước: Cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây: Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong bữa ăn để hạn chế táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Tập luyện thể dục: Thực hiện các bài tập phù hợp như yoga để cải thiện chức năng tiêu hóa và kích thích nhu động ruột.
  • Tránh tăng áp lực lên búi trĩ: Không nên khuân vác nặng, lao động gắng sức và hạn chế ngồi quá lâu để giảm thiểu áp lực lên khu vực hậu môn.
  • Nếu tắc mạch trĩ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh sẽ nhanh chóng giảm và hồi phục. Việc chăm sóc và phòng ngừa hợp lý sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Trên đây là bài viết tổng hợp về bệnh trĩ tắc mạch, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin