Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Ngày 20/08/2024
Kích thước chữ

Người bị trĩ nhẹ có khỏi được không đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh trĩ trong cộng đồng ngày càng tăng cao, đồng thời đây là một căn bệnh khá tế nhị nên việc thăm khám bệnh cũng bị hạn chế. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh trĩ.

Nhiều trường hợp bệnh trĩ cần được can thiệp điều trị y khoa để hạn chế biến chứng. Vậy bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Tìm hiểu chung về bệnh trĩ

Trước khi trả lời cho thắc mắc “bị bệnh trĩ nhẹ có tự khỏi được không?”, bạn đọc cần biết một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh trĩ.

Theo đó, trĩ là một căn bệnh xảy ra ở vùng trực tràng - hậu môn do đám rối tĩnh mạch tại khu vực này bị giãn quá mức. Trong dân gian, bệnh trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom bắt nguồn từ hiện tượng các búi trĩ hình thành trong hậu môn hoặc sa ra ngoài hậu môn. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch trở nên căng phồng hơn do áp lực lớn, từ đó làm chèn ép vào các mô xung quanh và gây ra tình trạng xung huyết, chảy máu hay hình thành ổ viêm nhiễm.

Dựa vào vị trí hình thành các đám rối tĩnh mạch, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính, bao gồm:

Trĩ nội là tình trạng các đám rối tĩnh mạch được hình thành ở bên trong lòng của ống hậu môn. Tuỳ vào tình trạng cụ thể của bệnh mà trĩ nội được chia thành 4 cấp độ khác nhau để đánh giá mức độ nghiêm trọng của trĩ nội và cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường ít gây đau đớn cho người bệnh, kích thước của búi trĩ nhỏ nên rất khó nhận biết khi sờ vào. Cấp độ càng tăng dần thì biểu hiện của bệnh cũng càng rõ ràng hơn, kích thước của búi trĩ lớn dần, ma sát nhiều hơn nên sẽ gây ra sự khó chịu và đau đớn.

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành từ các tĩnh mạch nằm ở bên ngoài hậu môn và nhìn sẽ giống như một khối thịt thừa lòi ra ngoài. Trĩ ngoại thường gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, vướng víu và làm cản trở mỗi lần đi vệ sinh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trĩ hỗn hợp là tình trạng xuất hiện cả trĩ nội và ngoại. Lúc này, hậu môn của người bị trĩ hỗn hợp liên tục bị kích thích và bài tiết dịch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ xảy ra khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát và ngứa ngáy hậu môn thường xuyên, kích thước của búi trĩ ngày càng lớn.

Bệnh trĩ cần được thăm khám và can thiệp điều trị. Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng bệnh trĩ nhẹ có thể tự khỏi được. Vậy bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả 1
Trĩ là một bệnh lý xảy ra ở vùng trực tràng - hậu môn thường gặp

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Vị trí hình thành nên bệnh trĩ vô cùng nhạy cảm nên nhiều người rất ngại đến bệnh viện thăm khám, thay vào đó, họ sẽ tự chữa tại nhà bằng các phương pháp lưu truyền trong dân gian hoặc tự ý mua thuốc ngoài để điều trị. Tuy nhiên, vẫn có không ít người thắc mắc rằng “bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?”. Thực tế, bệnh trĩ không thể tự khỏi được, dù bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng.

Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào từng loại trĩ và mức độ khác nhau của bệnh trĩ mà việc điều trị căn bệnh này cần được tiến hành với bằng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trước khi được áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Mặt khác, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh trĩ có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không lường trước được.

Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu bạn nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân bị trĩ thì hãy đến cơ sở y tế uy tín thăm khám cũng như điều trị kịp thời. Bởi đây là một căn bệnh có thể tái phát lại nhiều lần sau khi đã điều trị, do đó, bạn cần được điều trị bằng phương pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ sinh hoạt và chăm sóc nhằm hạn chế sự phát triển của các búi trĩ.

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả 2
Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Khi nào cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra trĩ?

Nếu nghi ngờ bị trĩ hoặc cơ thể của bạn xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng của bản thân, bao gồm:

  • Cảm thấy đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện, đồng thời trong phân có lẫn máu hoặc máu ra sau phân.
  • Đã hình thành búi trĩ và lòi ra bên ngoài, gây ra khó chịu, ngứa ngáy và vướng víu nhiều.
  • Cảm thấy khó khăn hoặc đau đớn mỗi khi ngồi xuống do hình thành cục máu đông dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch.
  • Hậu môn liên tục tiết ra dịch và luôn ẩm ướt, có đôi khi có xuất hiện phân.
  • Một số trường hợp xuất hiện cơn đau đột ngột và dữ dội tại vùng hậu môn.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Dưới đây là những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ, bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Đối với những trường hợp bệnh trĩ được phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, kem bôi hoặc thuốc đặt hậu môn. Ngoài ra, bác có thể sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng thêm một số loại thảo dược để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh như rau diếp, nghệ, vỏ lựu, lá bòng…
  • Điều trị ngoại khoa: Đối với những trường hợp không đáp ứng với các phương pháp trong điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Bác sĩ có thể áp dụng một trong các phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật Whitehead - Toupet, Milligan - Morgan, Laser, thắt vòng cao su, tiêm xơ, chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc lại lớp niêm mạc, sử dụng dao điện đốt bằng tia cực tím…

Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với thay đổi chế độ nghỉ ngơi và chế độ ăn uống để hỗ trợ cho các phương pháp điều trị trên.

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả 3
Sử dụng thuốc kháng sinh là một biện pháp được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chủ thực hiện các biện pháp sau đây để phòng ngừa bệnh trĩ, bao gồm:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng: Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón và hỗ trợ đi đại tiện dễ dàng hơn. Chẳng hạn như rau củ, trái cây, các loại hạt, đậu hay ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống đủ nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp phân được mềm hơn, tránh táo bón và hạn chế rặn mạnh khi đi đại tiện, từ đó giúp giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 8 ly nước.
  • Vận động đều đặn: Bạn hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, tập yoga, bơi lội… để hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường hoạt động của đường ruột.
  • Không nhịn đại tiện: Khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện thì bạn hãy đi ngay, không nên cố gắng nhịn để tránh bị bệnh trĩ.
  • Không ngồi bồn cầu quá lâu: Thói quen ngồi bồn cầu quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn và kích thích hình thành búi trĩ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Uống bia rượu thường xuyên, hút thuốc lá và các chất kích thích khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Duy trì ổn định trọng lượng cơ thể.
Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả 4
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?”. Trĩ là một bệnh lý xảy ra ở hậu môn mà bất kỳ người trường thành nào cũng có thể mắc phải, bệnh gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh trĩ là điều mà mọi người nên nắm được và áp dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin