Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả

Ngày 05/03/2019
Kích thước chữ

Uốn ván là niềm quan tâm của nhiều người vì tỷ lệ tử vong khá cao. Tỷ lệ tử vong do uốn ván khoảng 15 - 60%, tỷ lệ này tăng lên tới 80 - 90% đối với trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng uốn ván có chữa được không và phương pháp điều trị như thế nào để sức khỏe của người bệnh được đảm bảo?

Bệnh uốn ván có chữa được không là thắc mắc của nhiều người vì đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh uốn ván có chữa được không cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh uốn ván có chữa được không?

Bệnh uốn ván là bệnh do nhiễm khuẩn có tác động lên hệ thần kinh của người bệnh. Độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani làm tổn thương hệ thần kinh, tổn thương nặng nề đến mức ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người qua những vết thương hở hay vết trầy xước nhỏ.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh con người, nhất là những vị trí vệ sinh kém như đất cát, cống rãnh, phân của động vật. Ngoài những nơi vệ sinh kém thì vi khuẩn Clostridium tetani có thể xâm nhập vào con người qua các dụng cụ y tế không được tiệt trùng đúng tránh trong quá trình phẫu thuật.

Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng và trị bệnh hiệu quả 1
Bệnh uốn ván có chữa được không là thắc mắc của nhiều người

Vậy khi mắc bệnh uốn ván có chữa được không? Nếu người bệnh đã chủ động tiêm phòng đầy đủ thì vi khuẩn uốn ván không tấn công vào cơ thể được, cũng như không gây bệnh uốn ván được. Hoặc ngay khi người bệnh có vết thương hở, vết trầy xước, vệ sinh vết thương, sát trùng vết thương ngay lập tức thì nguy cơ mắc bệnh uốn ván cũng thấp hơn. Việc chữa trị bệnh uốn ván từ đó cũng sẽ đơn giản, hiệu quả hơn nếu bạn đã vệ sinh vết thương, tiêm phòng đầy đủ và đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi bệnh uốn ván có chữa được không thì câu trả lời chính xác là "có" nếu người bệnh đi khám ngay khi có triệu chứng (tại thời điểm này vi khuẩn uốn ván chưa phát triển). Thời gian khám, bắt đầu điều trị càng trễ, mức độ nguy hiểm của người bệnh càng cao.

Bệnh uốn ván sẽ dễ điều trị nếu như bệnh nhân chủ động trong quá trình phòng ngừa với tuân thủ điều trị. Nhưng bệnh uốn ván sẽ khó chữa nếu người bệnh có những tình trạng sau đây:

  • Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu co thắt cơ.
  • Người bệnh co giật, kèm suy hô hấp, tím tái cơ thể, toát mồ hôi, toàn cơ thể bị uốn cong. Khi người bệnh có dấu hiệu co giật, uốn cong, người bệnh đang đối mặt với nguy cơ đứt cơ, rách cơ, gãy xương, co thắt họng, thanh quản, cơ hoành của người bệnh bị cứng và người bệnh có thể ngạt thở dẫn đến tử vong.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể bị suy hô hấp, nhiễm trùng phế quản, các bệnh về phổi, viêm phổi, rối loạn nhịp tim, hôn mê, liệt thần kinh sọ và rất nhiều biến chứng khác cực kì nguy hiểm.

Uốn ván chữa được không cụ thể là quá trình điều trị bệnh uốn ván có thể đơn giản nếu kịp thời điều trị và bệnh nhân chủ động phòng ngừa từ trước. Vì các biến chứng của uốn ván quá nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cũng cực kỳ cao. Vậy nên việc tiêm phòng chống bệnh uốn ván là rất cần thiết.

Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng và trị bệnh hiệu quả 2
Việc tiêm phòng chống bệnh uốn ván là rất cần thiết

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả

Hiện nay, việc tiêm vaccine ngừa uốn ván là rất quan trọng vì có mức độ hiệu quả cực kỳ cao trong việc phòng bệnh, chi phí tiêm vaccine cũng hợp lý. Nên cách phòng bệnh uốn ván được ưu tiên hàng đầu là tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván.

Tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine sẽ giúp phòng ngừa lên tới 100% tỷ lệ mắc bệnh uốn ván. Nhưng không phải ai cũng biết rõ ràng bản thân mình đã tiêm đủ các mũi vaccine ngừa uốn ván hay chưa. Vậy những phương pháp phòng ngừa bệnh uốn ván dưới đây là cực kỳ cần thiết với đối tượng này:

  • Khi có vết thương hở, cần rửa vết thương với nước sạch, sau đó sát trùng vết thương bằng sản phẩm chuyên dụng để không nhiễm trùng vết thương.
  • Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có các vết thương nghiêm trọng, không tự xử lý được. Để giúp vừa phòng ngừa bệnh uốn ván, vừa được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn cách chăm sóc vết thương đó.
  • Cần vệ sinh nơi ở thường xuyên cũng như hạn chế tiếp xúc với các môi trường vệ sinh kém. Hạn chế đi chân đất ra những nơi cống rãnh, đất cát,...
  • Cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất ngay khi bản thân hay những người xung quanh có dấu hiệu co cơ, co giật, cứng miệng. Để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nên chủ động phòng ngừa cho trẻ ngay khi được sinh ra. Đồng thời, mẹ bầu tiêm uốn ván là thật sự rất cần thiết để bảo vệ bản thân và em bé. Cần tiêm đủ số mũi vaccine uốn ván mà bộ Y tế khuyến cáo.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt các nhóm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng của cơ thể. Để quá trình điều trị bệnh uốn ván trở nên hiệu quả hơn.

Phương pháp điều trị bệnh uốn ván

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ ưu tiên xử lý các cơn co giật cơ, cùng lúc đó loại bỏ các độc tố, vi khuẩn trong cơ thể. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện theo các bước điển hình dưới đây:

  • Bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch vết thương, loại đi các mô đã chết và kháng khuẩn. Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị để loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể.
  • Bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc tiêm kháng độc và miễn dịch với vi khuẩn uốn ván. Globulin là thuốc thường được sử dụng nhất để kháng độc uốn ván nhất.
  • Để giảm các cơn co giật cho người bệnh, bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh dùng Diazepam hoặc các loại thuốc an thần khác. Những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
  • Đối với bệnh nhân có triệu chứng cứng hàm, co giật, khó nuốt, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng máy trợ thở trong thời gian nhất định.
  • Đối với bệnh uốn ván, người bệnh cần nghiêm túc điều trị mặc dù thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài. Để cơ thể hồi phục hoàn toàn khỏi bệnh uốn ván, người bệnh có thể phải mất 3 - 4 tháng.
Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng và trị bệnh hiệu quả 3
Bác sĩ sẽ làm sạch vết thương, loại đi các mô đã chết và kháng khuẩn khi bắt đầu điều trị uốn ván

Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để giải đáp cho thắc mắc bệnh uốn ván có chữa được không. Bệnh uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của con người, chính vì thế nên chúng ta cần chủ động trong quá trình phòng ngừa cũng như tuân thủ trong quá trình điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Xem thêm: Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm