33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên
33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở vùng da bị tổn thương của vết thương. Triệu chứng bao gồm đau tăng dần, sưng và đỏ, nặng hơn có thể gây buồn nôn, nôn, rét run hoặc sốt. Người bị nhiễm trùng vết thương nên đi khám ở cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp.
Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi trong vết thương. Với vết thương nhỏ, người bệnh có thể tự băng bó và vết thương tự hồi phục, tuy nhiên ở vết thương lớn, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được sơ cứu và xử trí phù hợp, đặc biệt là khi bị sốt, cảm thấy không khỏe, hoặc chảy dịch và có vệt đỏ từ vết thương.
Vết thương bị nhiễm trùng thường trở nên trầm trọng hơn, triệu chứng đau, mẩn đỏ và sưng tấy thường sẽ tăng dần. Một số dấu hiệu khác như nóng đỏ vùng da xung quanh vết thương, tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá từ vết thương, vết thương có mùi khó chịu, sốt và ớn lạnh, nhức mỏi, buồn nôn và ói mửa.
Nếu vết thương không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây sang các cơ quan khác của cơ thể, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:
Viêm mô tế bào, sưng, đỏ và đau ở vùng bị ảnh hưởng, sốt, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Viêm tủy xương là một bệnh nhiễm trùng xương do vi khuẩn và các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt.
Nhiễm trùng huyết là một phản ứng miễn dịch xảy ra khi nhiễm trùng xâm nhập vào máu. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy đa cơ quan và đe dọa tính mạng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Các vi khuẩn phổ biến có thể gây nhiễm trùng vết thương bao gồm:
Staphylococcus aureus;
Pseudomonas aeruginosa;
Escherichia coli (E. Coli);
Proteus mirabilis;
Acinetobacter baumannii/ haemolyticus;
Liên cầu.
Để nhận biết vết thương có bị nhiễm trùng hay không, bạn có thể chú ý đến một số dấu hiệu đặc trưng. Thứ nhất, nếu vết thương chảy dịch có màu vàng, xanh lá cây hoặc có mùi hôi, đây là dấu hiệu cảnh báo. Thứ hai, nếu vùng xung quanh vết thương đau nhiều, sưng hoặc đỏ tấy, bạn cũng nên lưu ý. Thứ ba, sự thay đổi về màu sắc hoặc kích thước của vết thương cũng là dấu hiệu nhiễm trùng. Thêm vào đó, nếu bạn thấy xuất hiện các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương hoặc có triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đó là những dấu hiệu cần phải thận trọng. Trong trường hợp có các triệu chứng này, hãy thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Xem thêm thông tin: Nhận biết vết thương bị nhiễm trùng như thế nào?
Bạn có thể tự điều trị nhiễm trùng vết thương tại nhà nếu vết thương nhẹ, bằng cách làm sạch và giữ vệ sinh tốt. Tuy nhiên, nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng như sưng to, chảy mủ hoặc sốt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Xem thêm thông tin: Cách xử lí vết thương bị nhiễm trùng đúng cách và hiệu quả
Nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Các biến chứng do vết thương nhiễm trùng có thể dao động từ ảnh hưởng tại chỗ đến lan ra toàn thân. Trong số các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất, vết thương nhiễm trùng có thể làm chậm quá trình lành, thậm chí không lành hẳn, gây đau đớn và khó chịu. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và tinh thần của người bệnh.
Xem thêm thông tin: Biến chứng và mối nguy hiểm từ vết thương hở
Việc xử lý nhiễm trùng vết thương hở phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, vị trí, tình trạng sức khỏe tổng quát và thời gian vết thương xuất hiện. Nếu vết thương chỉ bị đỏ nhẹ, có thể dùng nước muối sinh lý để thấm hoặc chườm, sau đó lau khô, thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài 15 phút. Đối với vết thương đã khâu, không nên ngâm nước vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nhiều người cho rằng sau khi đã làm sạch, nên để vết thương "thoáng khí" và không băng bó lại. Tuy nhiên, điều này có thể khiến vết thương tiếp xúc với các yếu tố gây nhiễm trùng, không có lợi cho quá trình hồi phục. Để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, việc giữ ẩm cho vết thương bằng các loại thuốc mỡ là cần thiết. Điều này ngăn ngừa vết thương khô và hình thành vảy, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, bởi khi vết thương đóng vảy, thời gian lành sẽ kéo dài hơn.
Xem thêm thông tin: Có nên bịt kín vết thương hở không?
Hỏi đáp (0 bình luận)