Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh vảy nến – nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Ngày 14/12/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh vảy nến nguyên nhân và cách điều trị của nó luôn là đề tài được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là khi bệnh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bệnh vảy nến là bệnh

Bệnh vảy nến nguyên nhân và cách điều trị của nó luôn là đề tài được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là khi bệnh ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến nhất hiện nay. Vảy nến không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng khó có thể điều trị hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về bệnh vảy nến – nguyên nhân và cách điều trị của nó, giúp bạn có phương hướng đề phòng và chữa trị, bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của bệnh.

Bệnh vảy nến - nguyên nhân và cách điều trị bệnh 1
Vảy nến cũng là một bệnh lý phổ biến hiện nay

1Nguyên nhân bệnh vảy nến

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc loại bệnh lý này. Sau đây là tổng hợp những nguyên nhân cơ bản được cho là gây ra bệnh vảy nến.

– Do di truyền: 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến có di truyền sang con. Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy nếu một trong hai bố mẹ mắc bệnh vảy nến thì tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh chiếm khoảng 8.1%. Trường hợp cả hai người đều mắc bệnh thì nguy cơ con sinh ra bị bệnh là rất cao, trên 50%.

– Stress cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nếnCăng thẳng, lo lắng trong công việc, xấu hổ, tự ti vì làn da sần sùi, cũng là tác nhân khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến.

– Do rối loạn hệ miễn dịch: Sự rối loạn hệ miễn dịch cũng có thể gây ra vảy nến. Nguyên nhân là vì một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.

– Do môi trường ô nhiễm: Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến.

– Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ tới 15 giờ là yếu tố phát sinh bệnh vảy nến, ung thư da…

– Do nhiễm khuẩn: Không giữ gìn vệ sinh đúng cách trong sinh hoạt khiến da nhiễm khuẩn, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.

– Do dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người dùng thuốc không theo đơn của bác sĩ sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh, nhất là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.

– Chấn thương thượng bì: Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách cũng có thể gây ra bệnh vẩy nến.

Bệnh vảy nến - nguyên nhân và cách điều trị bệnh 2
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh vảy nến

2. Điều trị bệnh vảy nến

Mục tiêu chính của điều trị vảy nến là kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của nó. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày nhằm giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn. Sau đây là hướng điều trị bệnh cụ thể.

Chữa bệnh vảy nến bằng các loại thuốc có chứa các chất kháng viêm, ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh nhân nên bổ sung thêm vitamin D trong thời gian sử dụng các loại thuốc này để đạt hiệu quả cao nhất.

– Chăm sóc da, giữ ẩm và làm mềm da bằng dầu dừa, dầu ô liu… sẽ giúp loại bỏ vảy ở vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, sử dụng thêm các loại thuốc mỡ bôi ngoài da giúp chống viêm, thu hẹp vùng da bị ảnh hưởng cũng là cách chữa vảy nến được nhiều người áp dụng.

– Chế độ ăn uống của người bệnh cần đảm bảo đầy đủ, giàu dinh dưỡng, nhằm tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật hiệu quả.

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe để bệnh chóng khỏi.

Bệnh vảy nến - nguyên nhân và cách điều trị bệnh 3
Chữa trị bệnh vảy nến bằng thuốc có chứa chất kháng viêm

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm