Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị ê buốt răng cửa phải làm sao?

Ngày 28/11/2023
Kích thước chữ

Khi bị ê buốt răng cửa có thể gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống hàng ngày. Việc điều trị ê buốt răng cửa cần tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, bác sĩ nha khoa sẽ điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng cửa.

Răng cửa bị ê buốt là tình trạng khi răng trở nên cực kỳ nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, có đường, hoặc chua. Thậm chí, ngay cả khi bạn hít thở trong môi trường không khí lạnh, cũng có thể tạo cảm giác ê buốt răng.

Ê buốt răng cửa là gì?

Ê buốt răng cửa là tình trạng nhạy cảm ở phần răng cửa, thường xảy ra khi lớp men răng bị mòn hoặc bị tổn thương, làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm. Khi răng bị ê buốt, thường cảm nhận được cảm giác đau nhức hoặc nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, chua hoặc khi chải răng. Điều này thường gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bị.

bi-e-buot-rang-cua-phai-lam-sao 1.jpg
Ê buốt răng cửa là tình trạng nhạy cảm ở phần răng cửa

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như mòn men răng, tụt nướu, chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách, thói quen ăn uống không tốt, hoặc các vấn đề nha khoa khác.

Bị ê buốt răng cửa do đâu?

Tình trạng ê buốt răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Tổn thương cấu trúc răng: Mòn men răng, mòn hở cổ răng hoặc rạn nứt răng khiến lớp ngà răng bị lộ, dễ bị kích thích bởi thay đổi nhiệt độ và thức ăn, gây ra cảm giác ê buốt.

Tụt nướu: Tụt nướu khiến lớp ngà răng dưới chân răng lộ ra và tiếp xúc trực tiếp với axit, môi trường bên ngoài, gây mòn và làm mỏng men răng, gây ê buốt.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Chải răng sai cách và sử dụng kem đánh răng mài mòn có thể gây mòn vùng cổ răng, dẫn đến tình trạng ê buốt.

Chế độ ăn uống chứa axit: Thức ăn chua, nước ngọt có ga, nước cam chanh gây mòn răng và lộ ngà, đặc biệt khi răng đã tổn thương trước đó.

Thói quen xấu và các bệnh nghề nghiệp: Nhai đá, cắn hạt, ngậm thuốc, nghiến răng khi ngủ có thể gây tổn thương răng. Các nghề nghiệp tiếp xúc với khí nóng, chất tẩy rửa, và các bệnh lý đường tiêu hóa cũng có thể gây mòn răng và ê buốt.

bi-e-buot-rang-cua-phai-lam-sao 2.jpg
Thói quen xấu và các bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe răng

Bị ê buốt răng cửa có nguy hiểm không?

Tình trạng ê buốt răng cửa, mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hoặc thẩm mỹ của hàm răng, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra những hậu quả như:

Đầu tiên là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Người bị ê buốt thường mất tự tin trong giao tiếp và cảm thấy khó chịu với cơn đau nhức, ảnh hưởng đến tập trung và hiệu suất làm việc.

Tình trạng ê buốt răng cửa cũng gây cảm giác ăn uống không ngon miệng như trước, thậm chí khiến người bệnh trở nên lười ăn hoặc ngại nhai đồ ăn. Điều này có thể dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng và gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và dạ dày.

Cơn đau buốt răng cửa thường xuất hiện vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Việc mất ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tinh thần của họ.

Tình trạng này cũng có thể gây tổn thương đến phần tủy răng và tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề nha khoa khác.

Khi bị ê buốt răng cửa, người bệnh thường phải hạn chế hoặc từ bỏ một số loại trái cây giàu vitamin như cam, bưởi, dứa... đây là những thực phẩm hữu ích cho cơ thể nhưng có thể tạo ra cảm giác ê buốt răng.

Điều này khiến người bệnh phải áp dụng chế độ ăn uống hạn chế, từ bỏ những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như trái cây tươi, nước ép có vị chua. Do đó, việc phát hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến ê buốt răng, cần tìm kiếm phương pháp điều trị ngay lập tức để tránh những biến chứng tiềm ẩn.

Bị ê buốt răng cửa phải làm sao?

Dưới đây là những cách xử lý khi bạn gặp phải tình trạng ê buốt răng cửa, giúp giảm nhạy cảm của răng và làm giảm cảm giác ê buốt:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride và nước súc miệng. Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám không thể loại bỏ bằng bàn chải.

bi-e-buot-rang-cua-phai-lam-sao 3.jpg
Vệ sinh răng miệng đúng cách làm giảm cảm giác ê buốt

Chế độ ăn uống hợp lý: Tránh đồ uống chứa axit, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thay vào đó, ăn thức ăn giàu chất xơ như hoa quả khô, chuối, táo để bổ sung khoáng chất và giảm cảm giác ê buốt.

Bổ sung canxi: Canxi rất quan trọng cho sức khỏe răng miệng. Bổ sung canxi từ thực phẩm như bơ, sữa, rau xanh, hạnh nhân và đậu khô có thể giúp bảo vệ răng khỏi tình trạng ê buốt.

Khám nha khoa định kỳ: Khi xuất hiện dấu hiệu ê buốt, việc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị phù hợp là quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bài viết trên đây của Long Châu đã gợi ý cho các bạn bị ê buốt răng cửa phải làm sao? Tuy nhiên nếu tình trạng ê buốt răng cửa kéo dài bạn nên đến phòng khám nha khoa hoặc các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn điều trị hiệu quả.

Xem thêm: Chụp X quang răng khôn có cần thiết không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.