Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ

Mụn trứng cá có thể khiến người mắc phải cảm thấy mặc cảm, mất tự tin khi giao tiếp và thường tự ti vào ngoại hình của mình, ảnh hưởng đến việc xây dựng các mối quan hệ trong xã hội. Để có thể nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn trứng cá khó chịu, bạn có thể tìm hiểu những thông tin sau đây về việc sử dụng thuốc uống điều trị mụn trứng cá.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết, mụn trứng cá được hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều bã nhờn và lượng dầu thừa trên da, vô tình lưu lại những tế bào da chết bên trong lỗ chân lông lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn. Loại vi khuẩn sống trên da người có tên Propionibacterium acnes (hay P. acnes) có thể tiến vào bên trong lỗ chân lông và phát triển nhanh chóng.

Tình trạng này diễn ra khiến lỗ chân lông bị sưng viêm, tấy đỏ hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng có khả năng dẫn đến mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hoặc nổi mụn trứng cá khi mang thai...

Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?

Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn, các bác sĩ có thể kê toa hoặc sử dụng thuốc không kê toa. Những loại thuốc này có thể là thuốc uống hay thuốc bôi tại chỗ bị mụn. Những loại thuốc bôi không cần kê toa có thể mang lại hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá nếu sử dụng thường xuyên và cần khoảng 8 tuần để có thấy được hiệu quả.

Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?1 Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?

Với những trường hợp mụn diễn biến nặng, bác sĩ da liễu có thể đề nghị sử dụng nhiều hơn một loại thuốc bôi da hoặc kết hợp cả hai loại thuốc uống và thuốc bôi. Khi đó các bác sĩ có thể đề xuất nhiều phương án để giúp người bệnh điều trị mụn trứng cá, chẳng hạn như những loại thuốc uống kháng sinh tại chỗ như sau:

Thuốc kháng sinh Tetracycline 500 mg

Tetracyclin 500 mg là thuốc kê đơn có thành phần chính là Tetracycline hydrochloride được sử dụng nhằm điều trị tình trạng nhiễm trùng bao gồm mụn trứng cá. Thuốc kháng sinh có tác dụng chống lại vi khuẩn P. acnes và giúp giảm viêm hiệu quả. Việc sử dụng các loại thuốc uống kháng sinh nhằm điều trị mụn trứng cá có thể kéo dài 3 – 6 tháng để đạt kết quả rõ rệt. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú, bệnh nhân có bệnh lý về suy gan thận.

Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?2 Thuốc kháng sinh Tetracycline 500 mg

Thuốc kháng sinh Zalenka chứa thành phần Minocycline 50 mg

Thuốc Zalenka là thuốc kê đơn kháng sinh tổng hợp dẫn chất từ Tetracyclin có thành phần chính Minocyclin 50 mg. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích điều trị trong các trường hợp bệnh nhiễm trùng bởi các vi khuẩn nhạy cảm như mụn trứng cá. Zalenka được bào chế dưới dạng viên nang cứng, bên trong chứa bột thuốc màu vàng. Thuốc được kê toa và chống chỉ định các đối tượng suy gan thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?3 Thuốc kháng sinh Zalenka chứa thành phần Minocycline 50 mg

Thuốc Clindamycin Eg 300 mg điều trị nhiễm khuẩn nặng

Thuốc Clindamycin EG 300 mg được sản xuất bởi công ty cổ phần Pymepharco – Việt Nam. Thuốc điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gây ra trên da và mô mềm như mụn trứng cá, mụn nhọt... Thuốc được kê đơn sử dụng ở bệnh nhân dị ứng với penicillin. Mỗi viên nang chứa 300 mg clindamycin hydroclorid, thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?4 Thuốc Clindamycin Eg 300 mg điều trị nhiễm khuẩn nặng

Isotretinoin dạng uống điều trị mụn trứng cá

Isotretinoin thuộc nhóm thuốc retinoid dạng uống mạnh, được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nặng và nghiêm trọng khi các phương pháp khác không đáp ứng và mang lại hiệu quả. Isotretinoin rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành sẹo. Sau 15 – 20 tuần điều trị, tình trạng mụn trứng cá sẽ hoàn toàn biến mất ở đa số các bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc được kiểm soát rất chặt chẽ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng mang lại như chảy máu cam, khô da, khô môi, thay đổi tâm trạng và có khả năng gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, khi sử dụng Isotretinoin dạng uống, cần hạn chế bổ sung thêm vitamin A nhằm hạn chế nguy cơ dẫn đến ngộ độc vitamin A.

Những lưu khi sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống điều trị mụn trứng cá

Thuốc uống điều trị mụn trứng cá được bác sĩ kê toa chủ yếu là dòng kháng sinh kháng vi khuẩn, do đó sẽ có một vài tác dụng phụ như như đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất tập trung, thay đổi màu da nhẹ và tăng nguy cơ bị cháy nắng, bỏng nắng. Bên cạnh đó, thành phần Tetracycline có thể ảnh hưởng đến sự mọc răng và hình thành xương ở giai đoạn phôi thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em dưới 14 tuổi không được tự ý sử dụng loại thuốc này. Hơn thế nữa, những bệnh nhân có tiền sử suy gan thận tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc này. Ngoài ra, một vài lo ngại chưa có nhiều kiểm chứng rằng thành phần Tetracycline và Minocycline có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai. Do vậy, bệnh nhân nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai dự phòng nếu sử dụng hai loại thuốc này điều trị mụn trứng cá.

Làm gì để ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá xuất hiện?

Bên cạnh việc đẩy nhanh điều trị mụn trứng cá, nên chú ý đến những thói quen sau nhằm đảm bảo việc chăm sóc da cũng như ngăn ngừa mụn quay trở lại:

  • Không nên rửa mặt quá hai lần mỗi ngày, nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ dành riêng cho da bị mụn trứng cá, luôn tẩy trang sau một ngày dài hoạt động.
  • Không chà xát, để tay lên da với mục đích “kiểm tra” tình trạng mụn vì điều này có thể làm nhiễm trùng nặng hơn.
  • Không được tự nặn mụn, đặc biệt khu vực quanh mũi và miệng nhằm hạn chế rủi ro cũng như tránh hình thành sẹo.
  • Nên rửa tay thường xuyên, giặt giũ những vật dụng cá nhân như mũ nón, kính… và giữ điện thoại cách da mặt bị mụn một khoảng cách nhỏ nhằm tránh bụi bẩn từ màn hình bám vào da mặt.
  • Nếu mụn trứng cá ở lưng, vai và ngực, nên mặc quần áo rộng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt để da được thông thoáng hơn.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin