Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh (đường toàn thân)/
  4. Tetracyclin
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc  Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Uphace

Thuốc Tetracyclin 500mg Uphace điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 vỉ x 10 viên)

000072730 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Tetracyclin

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Mang thai, Suy gan, Suy thận, Lupus ban đỏ, Dị ứng thuốc

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

Uphace

Số đăng ký

VD-16298-12

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Tetracyclin 500mg với thành phần chính là Tetracycline hydrochloride được dùng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả mụn trứng cá. Tetracycline cũng có thể được sử dụng chung với các loại thuốc trị viêm loét để điều trị một số chứng bệnh viêm loét dạ dày.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Tetracyclin 500mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Tetracyclin 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Tetracycline

500mg

Công dụng của Thuốc Tetracyclin 500mg

Chỉ định

Thuốc Tetracyclin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae.

  • Nhiễm trùng da và mô mềm do Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus. 

  • Nhiễm trùng do Rickettsia, Chlamydia trachomatis (viêm niệu đạo, cổ tử cung hoặc trực tràng không biến chứng), Campylobacter fetus.

  • Bệnh gây ra bởi Chlamydophila psittaci, Klebsiella granulomatis (u hạt bẹn), Borrelia sp.(sốt),  Bartonella bacilliformis (hạ cam mềm), Francisella tularensis (viêm hạch), Yersinia pestis (dịch hạch), Vibrio cholerae (dịch tả), các loài Brucella, Entamoeba histolytica (lỵ amip).

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu do các chủng Escherichia coli, Klebsiella,...

  • Các nhiễm trùng khác do các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm như E. coli, Enterobacter aerogenes, Shigella sp., Acinetobacter sp., Klebsiella sp., và Bacteroides sp.

  • Trong mụn trứng cá nặng, tetracyclin có thể được sử dụng.

  • Khi chống chỉ định với penicillin, tetracyclin là thuốc có thể thay thế trong điều trị các triệu chứng nhiễm trùng sau đây: Bệnh giang mai và ghẻ cóc do Treponema pallidum pertenue; nhiễm trùng do Fusobacterium fusiforme; nhiễm trùng do Neisseria gonorrhoeae, bệnh than do Bacillus anthracis; các nhiễm trùng do Listeria monocytogenes; bệnh nhiễm các loài Actinomyces; nhiễm trùng do các loài Clostridium.

Dược lực học

Tetracyclin là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Cơ chế tác dụng của tetracyclin là do khả năng gắn vào và ức chế chức năng ribosom của vi khuẩn.

Khi vào trong tế bào vi khuẩn, tetracyclin gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom, ngăn cách sự gắn kết aminoacyl tRNA làm ức chế quá trình tổng hợp protein. Khi vi khuẩn kháng tetracyclin, vị trí gắn tetracyclin trên ribosom bị thay đổi, do vậy tetracyclin không gắn được vào ribosom của vi khuẩn và mất tác dụng.

Dược động học

Hấp thu:

Tetracyclin được hấp thu qua đường tiêu hóa, khoảng 80% tetracyclin được hấp thu khi uống thuốc lúc đói. Hấp thu tetracyclin giảm khi có mặt ion kim loai hóa trị 2 và 3 do tạo phức không tan bền vững. Ngoài ra, sự hấp thu tetracyclin khi uổng còn bị ảnh hưởng bởi sữa và thức ăn.

Phân bố:

Tetracyclin phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể. Nồng độ trong dịch tủy não tương đối thấp, nhưng có thể tăng trong trường hợp viêm màng não. Một lượng nhỏ xuất hiện trong nước bọt, nước mắt và dịch phổi.

Tetracyclin còn tìm thấy trong sữa mẹ với nồng độ có thể đạt 60% hay hơn so với nồng độ thuốc trong máu người mẹ. Tetracyclin qua nhau thai và xuất hiện trong tuần hoàn của thai nhi vơi nóng độ khoảng 25 - 75% so với nồng độ thuốc trong máu người mẹ.

Tetracyclin gắn vào xương trong quá trình tạo xương mới, quá trình calci hóa và ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương và răng của trẻ. 

Chuyển hóa và thải trừ:

Nửa đời thải trừ của tetracyclin khoảng 8 giờ, 55% liều uống được thải trừ qua nước tiểu ở dạng chưa biến đổi. Ngoài ra, thuốc còn được bài tiết qua mật vào ruột và một phần được tái hấp thu trở lại qua vòng tuần hoàn gan - ruột.

Cách dùng Thuốc Tetracyclin 500mg

Cách dùng

Uống thuốc ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn hoặc sau khi uống sữa.

Để tránh kích ứng thực quản, nên uống tetracyclin với nhiều nước ở tư thế thẳng, không nên nằm ngay sau khi uống thuốc, không nên uống thuốc trước khi đi ngủ.

Liều dùng

Người lớn:

Liều thường dùng: 1 g/ngày, uống 500 mg X 2 lần/ngày (1 viên X2 lần/ngày).

Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc các trường hợp nhiễm khuẩn không đáp ứng với liều nhỏ: Uống 500 mg X 4 lần/ngày (1 viên X 4 lần/ngày).

Nhiễm trùng do Streptococcus. Thời gian điều trị nên tiếp tục trong 10 ngày.

Bệnh Brucellosis:

  • Tetracyclin 500 mg X 4 lần/ngày (1 viên X 4 lần/ngày), dùng trong 3 tuần.
  • Phối hợp với streptomycin 1 g tiêm bắp 2 lần/ngày trong tuần đầu tiên và 1 lần/ngày trong tuần thứ 2.

Bệnh giang mai ở bệnh nhân dị ứng với penicillin:

  • Giang mai sớm (dưới 1 năm) 500 mg X 4 lần/ngày (1 viên X 4 lần/ngày), trong 15 ngày.
  • Giang mai hơn 1 năm (ngoại trừ biến chứng đau thần kinh) 500 mg x4 lẩn/ngày (1 viên X 4 lần/ngày), trong 30 ngày.

Bệnh lậu:

  • Liều khuyến cáo 500 mg X 4 lần/ngày (1 viên X 4 lần/ngày), trong 7 ngày.

Bệnh viêm niệu đạo, cổ tử cung hoặc trực tràng không biến chứng ở người lớn do Chlamydia Trachomatis:

  • Uống 500 mg X 4 lần/ngày (1 viên X 4 lần/ngày), ít nhất trong 7 ngày.

Đối với những trường hợp bị mụn trứng cá từ vừa đến nặng:

  • Theo chẩn đoán của bác sĩ lâm sàng, cần điều trị lâu dài, liều khởi đầu được khuyến cáo là 1000 mg/ngày chia làm nhiều lần.
  • Khi có dấu hiệu cải thiện, cần tiến hành giảm liều xuống 125 mg - 500 mg/ngày.
  • Ở một số bệnh nhân, có thể làm giảm các tổn thương bằng cách điều trị cách nhật hoặc không liên tục.

Trẻ em trên 8 tuổi:

Uống 25 - 50 mg/kg thể trọng/ngày, chia 4 lần.

Sử dụng trên các đối tượng đặc biệt:

Ở bệnh nhân suy thận được khuyến cáo giảm tổng liều dùng bằng cách giảm liều dùng và/hoặc tăng khoảng cách giữa các lần dùng.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Cách xử trí:

 Hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu là điều trị triệu chứng:

  • Biện pháp gây nôn và kích thích đi ngoài.

  • Kiểm soát các phản ứng quá mẫn.

  • Đối với co giật thường xuyên hoặc kéo dài cần kiểm soát bằng cách tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc lorazepam. 

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc tetracyclin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Hiếm gặp (1/10.000 < ADR <1/1000)

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, tăng bạch cầu, thiếu máu không tái tạo.

  • Rối loạn tiêu hóa: Chứng khó nuốt, viêm thực quản và loét thực quản.

  • Rối loạn mật: Tăng tạm thời kết quả các xét nghiệm chức năng gan, viêm gan, vàng da, suy gan.

  • Rối loạn thận và tiết niệu: Suy thận cấp, viêm thận.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Tetracyclin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  •  Người mẫn cảm với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm Tetracyclin;

  • Phụ nữ có thai và cho con bú;

  • Trẻ em dưới 8 tuổi;

  • Suy chức năng thận nặng;

  • Suy gan mạn tính;

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống;

  • Không dùng chung Tetracyclin và Vitamin A hoặc retinoids do nguy cơ làm tăng áp lực nội sọ.

Thận trọng khi sử dụng

Tetracyclin có thể gây phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, cần ngừng thuốc và thay thế bằng một phác đồ khác thích hợp.

Khi điều trị kéo dài, cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết.

Nhạy cảm ánh sáng: Những người bệnh dùng tetracyclin nếu phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay tia tử ngoại cần được cảnh báo về nguy cơ này và cần ngừng thuốc ngay khi có triệu chứng đầu tiên của ban đỏ.

Phát triển răng: Việc sử dụng các thuốc nhóm tetracyclin trong giai đoạn phát triển răng (nửa cuối thai kỳ và trẻ dưới 12 tuổi) có thể gây đổi màu răng vĩnh viễn (màu vàng, xám, nâu) và thuốc có thể gắn vào và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có thông tin về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc

Thời kỳ mang thai 

Việc dùng tetracyclin trong và gần thai kỳ sẽ gây các hậu quả như sau: Tác hại đến răng và xương thai nhi, viêm gan do tetracyclin ở phụ nữ mang thai, gây dị tật bẩm sinh.

Chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Chỉ dùng Tetracyclin cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Tetracyclin phân bố trong sữa mẹ. Mặc dù tetracyclin có thể tạo với calci trong sữa mẹ thành những phức hợp không hấp thu được, nhưng vẫn không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú vì khả năng biến màu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng, ức chế sự phát triển xương, phản ứng nhạy cảm ánh sáng và nấm Candida ở miệng và âm đạo trẻ nhỏ.

Vì vậy bà mẹ nên cân nhắc không dùng tetracyclin hoặc không cho con bú khi dùng thuốc này.

Tương tác thuốc

  • Tetracyclin + penicilin: Tetracyclin làm giảm hoạt lực của penicilin trong điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn.

  • Tetracyclin + thuốc kháng acid: Khi dùng chung với các thuốc kháng acid chứa nhôm, bismuth, calci hay magnesi sẽ khiến nồng độ tetracyclin huyết tương giảm dẫn đến hoạt tính kháng sinh giảm rõ rệt hay mất hẳn. Các antacid khác như natri bicarbonat làm tăng pH dịch vị cũng có thể làm giảm sinh khả dụng của tetracyclin.

  • Tetracyclin + thuốc lợi tiểu: Tương tác này dẫn đến tăng urê huyết.

  • Tetracyclin + các chế phẩm chứa sắt: Làm giảm rõ rệt hấp thu cả hai loại thuốc này ở ruột, dẫn đến giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh, hiệu lực điều trị giảm hay mất hẳn. Nếu bắt buộc phải dùng cả hai loại thuốc này, thời gian uống chúng phải cách xa càng lâu càng tốt để tránh sự trộn lẫn hai thuốc này ở ruột.

  • Tetracyclin + sữa và các sản phẩm từ sữa: Sự hấp thu tetracyclin giảm đáng kể (70 - 80%) nếu dùng cùng sữa và các sản phẩm từ sữa, dẫn đến giảm hay mất hẳn khả năng điều trị.

  • Tetracyclin + Thuốc chống đông: Tetracyclin làm giảm hoạt động của Prothrombin huyết tương, do đó bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông máu có thể điều Chỉnh giảm liều thuốc chống đông.

  • Tetracycline + methoxyflurane: Được báo cáo là gây độc cho thận.

  • Tetracyclin + thuốc tránh thai: Có thể làm thuốc tránh thai đường uống kém hiệu quả.

Bảo quản

 Bảo quản viên nang cứng Tetracyclin 500 mg ở nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo NguyênĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc Tetracyclin có tương tác với sữa không?

    Sự hấp thu tetracyclin giảm đáng kể (70 - 80%) nếu dùng cùng sữa và các sản phẩm từ sữa, dẫn đến giảm hay mất hẳn khả năng điều trị.

  • Tại sao phụ nữ mang thai không được dùng thuốc Tetracyclin?

    Việc dùng tetracyclin trong và gần thai kỳ sẽ gây các hậu quả như sau: Tác hại đến răng và xương thai nhi, viêm gan do tetracyclin ở phụ nữ mang thai, gây dị tật bẩm sinh.

    Vì vậy, chống chỉ định dùng thuốc Tetracyclin cho phụ nữ có thai. Chỉ dùng Tetracyclin cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.

  • Cách dùng thuốc Tetracyclin như thế nào?

    Uống thuốc Tetracyclin ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn hoặc sau khi uống sữa.

    Để tránh kích ứng thực quản, nên uống tetracyclin với nhiều nước ở tư thế thẳng, không nên nằm ngay sau khi uống thuốc, không nên uống thuốc trước khi đi ngủ.

  • Thuốc Tetracyclin có dùng được cho trẻ em không?

    Thuốc Tetracyclin chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.

  • Thuốc Tetracyclin chống chỉ định trong các trường hợp nào?

    Thuốc Tetracyclin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Người mẫn cảm với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm Tetracyclin;
    • Phụ nữ có thai và cho con bú;
    • Suy chức năng thận nặng;
    • Suy gan mạn tính;
    • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống;
    • Không dùng chung Tetracyclin và Vitamin A hoặc retinoids do nguy cơ làm tăng áp lực nội sọ.

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • VC

    Huỳnh Văn Cường

    1 vĩ nhiêu vậy
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Minh HằngQuản trị viên

      Chào bạn Huỳnh Văn Cường,

      Dạ sản phẩm có giá 7,900 ₫/vỉ

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích (1)

      Trả lời
  • AT

    Anh Thơ

    sao không thấy giao hàng vậy
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưQuản trị viên

      Chào bạn Anh Thơ,

      Dạ sẽ có tư vấn viên liên hệ theo số điện thoại bạn để lại ạ

      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AT

    Anh Thơ

    4 hôp
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Bùi Duy CườngQuản trị viên

      Chào bạn Anh Thơ,
      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • L

    Luận

    Giá hộp bn ạ
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưQuản trị viên

      Chào bạn Luận,

      Dạ sản phẩm có giá 79,000 đồng/ hộp ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • N

    Ninh

    Giá hộp bn ạ
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoQuản trị viên

      Chào bạn Ninh,
      Dạ sản phẩm có giá 79,000 ₫/ hộp.
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận