Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Do sự ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm môi trường mà tình trạng lẹo mắt ngày càng phổ biến, điều khó chịu hơn là lẹo mắt còn có thể tái phát nhiều lần, lây từ mi này sang mi khác và có biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ cho con bú. Lẹo mắt là tình trạng gây nhiều phiền toái và mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Mới nhìn qua, nhiều người tưởng chừng như bệnh này đơn giản, nhưng nếu không nắm rõ triệu chứng và chữa trị đúng cách thì dễ gây ra nhiều biến chứng, nhất là sức khỏe bà bầu. Nếu gặp các triệu chứng nguy hiểm hơn như lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu... thì không được chủ quan, hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.
Nguyên nhân gây ra lẹo mắt là do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Lượng vi khuẩn này thường “cư trú” ở mũi và có thể chuyển sang mắt khi bạn dụi mắt. Vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng hoặc viêm các nang lông mi, các tuyến dầu bị thoát qua ống và dẫn vào lông mi. Khi ống dẫn dầu bị tắc, dầu sẽ chạy ngược vào tuyến dầu gây ra sưng, viêm và dẫn đến lẹo mắt.
Triệu chứng của mụn lẹo là mi mắt bị sưng nhẹ, ngứa mắt, đau và hơi đỏ, kem theo đó là tình trạng chảy nước mắt và bị cộm ở mi mắt. Sau một thời gian, ở vị trí đau đó sẽ nổi lên một khối rắn có kích thướng bằng hạt gạo, được gọi là mụn lẹo. Lẹo mắt thường hiện lên ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và tự vỡ.
Nguyên nhân gây ra lẹo mắt là do vi khuẩn tụ cầu gây ra
Thông thường mụn lẹo sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị. Khi mủ bị vỡ ra thì các triệu chứng cũng sẽ giảm đi sau 4-6 ngày. Để giảm bớt các triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh, mẹ bầu có thể thực hiện các phương pháp như:
Sử dụng khăn ấm đắp lên vùng mắt bị lẹo trong vòng 10-15 phút. Tần suất thực hiện khoảng 3 - 5 lần/ngày đến khi hết mắt lẹo. Phương pháp chườm ấm có tác dụng giải phóng các tuyến sụn mi bị tắc nghẽn và lấy sạch các dịch mủ vàng tại mắt. Ngoài ra, việc chườm ấm còn giúp mắt đỡ đỏ và sưng hơn.
Các mẹ chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn và được dùng trong trường hợp lẹo bị nhiễm trùng. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt .
Đối với những trường hợp mụn lẹo bị to và khó nhìn, gây đau đớn và quá lâu khỏi thì bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu, rạch mụn lẹo để lấy mủ ra.
Khi mắc mụn lẹo, các mẹ bầu không được dùng tay gãi và chà xát vào mụn lẹo vì có thể gây tổn thương vùng mắt, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh nổi nảy nở làm cho bệnh nặng hơn.
Trong trường hợp các mẹ đang cho con bú muốn tự dùng thuốc ở nhà thì phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kê đơn thuốc tránh ảnh hưởng đến tuyến sữa của bé. Nếu bắt buộc phải bôi thuốc mỡ kháng sinh thì chỉ nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ. Còn đối với trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt thì cần kéo mí dưới của mắt xuống với hai ngón tay để tạo ra một cái túi nhỏ giữa nhãn cầu sau đó, nhỏ thuốc nhỏ mắt và nhắm mắt hờ trong khoảng 30-60 giây sau khi bạn tra thuốc nhỏ mắt.
Sử dụng khăn ấm đắp lên vùng mắt bị lẹo trong vòng 10-15 phút
Thực sự, lẹo mắt không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, các bà mẹ đang cho con bú vẫn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ bình thường như những bà mẹ khỏe mạnh khác.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, lẹo mắt có thể gây khó chịu, đau nhức và gây sốt. Nếu không được điều kịp thời sẽ khiến mẹ sa sút tinh thần, chán ăn và dẫn đến cơ thể suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và con.
Lẹo mắt không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến mẹ đang cho con bú
Những thực phẩm tốt cho mẹ mắc bệnh lẹo mắt:
Những thực phẩm mẹ mắc bệnh lẹo mắt không nên ăn:
Bổ sung nhiều vitamin C là rất cần thiết cho mẹ bầu
Có thể thấy lẹo mắt là một bệnh lý nhiễm trùng rất dễ gặp và nhanh chóng lây lan. Do đó, khi bị lẹo mắt, nhất là các bà mẹ đang cho con bú nên đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, vệ sinh mắt thật sạch để tránh lây lan bạn nhé. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.