Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Ngày 20/07/2022
Kích thước chữ

Rò luân nhĩ là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm. Vậy nếu bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh?

Rò luân nhĩ là một dị tật lành tính, biểu hiện có thể nhìn thấy là có một lỗ nhỏ ở trước vành tai. Bệnh còn được gọi là xoang trước não thất, lỗ rò trước não thất hoặc u nang tiền não thất. Nhiều người ở nước ta gọi bệnh này là rò luân nhĩ. Vậy bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến bệnh?

Rò luân nhĩ là gì?

Do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai đã gây nên dị tật rò luân nhĩ. Dị tật rò luân nhĩ được biểu hiện bằng lỗ rò nhỏ trước vành tai, đi sâu vào trong tai và bám vào sụn vành tai. Rò luân nhĩ có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên tai của trẻ.

Rò luân nhĩ thường xảy ra ở tuần thai thứ 6, nữ bị nhiều hơn nam. Bệnh rò luân nhĩ hình thành là do sự kết hợp không hoàn chỉnh của cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai khi tạo ra tai ngoài. Dị tật rò luân nhĩ quan sát được ngay sau khi mới sinh ra, có thể xuất hiện ở cả 1 hoặc 2 bên tai. Rò luân nhĩ có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng và bệnh lý với biểu hiện toàn thân như hội chứng khe mang - tai - thận, teo nửa mặt. Vậy nếu bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh?

Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì 1 Rò luân nhĩ là bệnh xuất hiện một lỗ nhỏ trước vành tai, có thể nhìn thấy khi mới sinh ra

Triệu chứng của rò luân nhĩ

Thông thường rò luân nhĩ sẽ không có biểu hiện gì ngoài việc xuất hiện một lỗ nhỏ ở phía trước vành tai. Tuy nhiên, nếu lỗ rò bị viêm nhiễm sẽ có những triệu chứng sau: 

  • Xuất hiện tình trạng sưng, đau.
  • Xuất hiện tình trạng lỗ rò bị tắc và gây ra cảm giác ngứa, khó chịu.
  • Lỗ rò tiết ra chất bã đậu, chảy dịch màu trắng, có mùi hôi.
  • Lỗ rò phình ra, tạo thành nang.
  • Trẻ có thể bị sốt, ngứa vùng tai, bỏ bú, kém ăn, ngủ kém.
  • Có thể có tình trạng nang bị bội nhiễm tạo ra áp xe rò luân nhĩ.

Bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không?

Do là dị tật bẩm sinh lành tính nên nhiều người chủ quan, bỏ qua các triệu chứng thông thường của nó. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh rò luân nhĩ có thể để lại nhiều biến chứng. Nếu chỗ rò phình ra tạo thành nang, nang bị bội nhiễm sẽ gây nên áp xe rò luân nhĩ. Chúng có thể lan ra những vị trí khác sau tai. Nếu vết rò không vệ sinh sạch sẽ, lỗ rò sẽ gây ngứa, sưng đau, có thể phình to và vỡ ra, làm mất thẩm mỹ. 

Một vài trường hợp rò luân nhĩ bị viêm, rỉ dịch, sưng đau, gây ra áp xe xung quanh, nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác. Rò luân nhĩ không phải là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị bệnh rò luân nhĩ, nên giữ gìn vệ sinh tai cho trẻ đúng cách để tránh nhiễm trùng. 

Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì?

Rò luân nhĩ là tình trạng bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị mắc dị tật trên, việc kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Dưới đây là những thực phẩm các bậc cha mẹ nên tránh khi con bị rò luân nhĩ.

Thực phẩm gây dị ứng cho trẻ

Bệnh rò luân nhĩ có thể chuyển biến xấu hơn nếu trẻ thường xuyên ăn sữa, lúa mì, đậu nành, hải sản, ngô, trứng. Các bậc cha mẹ nên hạn chế đưa nhóm thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của bé.

Những loại đồ ăn có thể gây phản ứng viêm

Những đồ ăn gây phản ứng viêm là lý do chính kích thích quá trình tạo mủ, khiến bệnh nhân khó hồi phục hoàn toàn bệnh rò luân nhĩ. Các bậc cha mẹ nên hạn chế các loại tôm cua, thịt đỏ, đồ nếp, hải sản, rau muống.

Thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Về cơ bản, các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đều không có lợi cho sức khỏe. Các bậc cha mẹ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này sẽ gây đau nhức cho trẻ bị rò luân nhĩ và để lại một số biến chứng nguy hiểm.

Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì 2 Người bị rò luân nhĩ thường xuyên sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây đau nhức tai

Các loại thực phẩm cay, nóng

Người bị rò luân nhĩ tuyệt đối không ăn các thức ăn cay nóng như hạt tiêu, ớt vì sẽ khiến vùng xung quanh tai bị đau nhức.

Đồ ăn có chứa nhiều đường

Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì? Câu trả lời là các bậc cha mẹ hãy tránh xa những thực phẩm chứa nhiều đường. Nếu các bậc cha mẹ cho trẻ sử dụng các thực phẩm, đồ ăn chứa quá nhiều đường sẽ gây ức chế hệ thống miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của trẻ. Thực phẩm nhiều đường làm cho tai sinh ra nhiều chất nhầy hơn gây khó chịu cho tai. Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên giảm các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kem trong chế độ dinh dưỡng của trẻ để cải thiện chức năng miễn dịch và hạn chế các nguy cơ biến chứng của bệnh rò luân nhĩ.

Kiêng ăn thịt gà

Nhiều bậc cha mẹ phân vân trẻ bị rò luân nhĩ có ăn được thịt gà không? Thực tế thì thịt gà là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại hay gây dị ứng, mẩn ngứa đối với những trẻ đang có vết thương. Vì vậy cha mẹ cũng cần giảm ăn thịt gà trong quá trình điều trị bệnh rò luân nhĩ cho trẻ

Hạn chế tối đa dùng đồ ăn, đồ uống lạnh

Đa số đồ lạnh là tác nhân làm cho cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Nếu trẻ bị rò luân nhĩ mà thường xuyên ăn uống đồ lạnh thì sẽ làm bệnh tình viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. 

Kiêng đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn

Người bị rò luân nhĩ thường xuyên sử dụng các món ăn được chế biến sẵn, món ăn sử dụng chiên, rán nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn đóng hộp sẽ khiến tai bị đau nhức nhiều hơn, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì 3 Các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu con bị rò luân nhĩ thì kiêng ăn gì?

Bệnh rò luân nhĩ điều trị như thế nào?

Bệnh rò luân nhĩ nếu không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, viêm lỗ rò luân nhĩ thì không cần xử lý gì. Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm trùng, cần chú ý cách điều trị bệnh sau đây:

  • Nếu lỗ rò có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng kháng sinh.
  • Nếu người bệnh có ổ áp xe, không đáp ứng tốt kháng sinh, cần tiến hành chọc và hút dịch từ ổ nhiễm trùng nặng. Hoặc bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu và thực hiện nuôi cấy hoặc kiểm tra vi khuẩn có trong mủ để xác định loại kháng sinh phù hợp. 
  • Nếu luân nhĩ không đáp ứng với kim hút, cần rạch và thoát mủ.
  • Trường hợp lỗ rò dễ bị nhiễm trùng tái phát, cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò. Phương pháp này được thực hiện khi tình trạng nhiễm trùng và viêm lỗ rò luân nhĩ không còn nữa và sau khi gây mê toàn thân cho trẻ hoặc gây tê tại chỗ đối với người lớn. Thời gian phẫu thuật bệnh này thường kéo dài khoảng một giờ. 
  • Tuyệt đối không bóp, nặn tại vị trí lỗ rò. Bên cạnh đó, nếu bị rò luân nhĩ cần giữ vệ sinh tai đúng cách, sạch sẽ hàng ngày. Nếu thấy lỗ rò có những triệu chứng bất thường như rỉ dịch nhờn, sưng đau, phình lớn, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và có phương án điều trị kịp thời.

Rò luân nhĩ là một dị tật lành tính, tuy nhiên, nếu người bệnh hoặc các bậc cha mẹ không quan tâm đúng hướng, kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, việc sử dụng thực phẩm sinh hoạt hàng ngày, bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì cũng là điều các bậc cha mẹ cực kỳ lưu ý để căn bệnh không tiến triển nặng.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin