Viêm tai giữa có mủ là gì? Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa ứ mủ
28/04/2025
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai giữa có mủ là căn bệnh có thể xảy đến ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là với trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm tai giữa ứ mủ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh này và những phương pháp điều trị của nó qua bài viết sau đây nhé!
Viêm tai giữa có mủ là một tình trạng bệnh phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng đến dưới 7 tuổi. Dịch mủ tích tụ ở tai giữa nếu không được chữa trị và làm sạch có thể gây thủng màng nhĩ để dịch thoát ra ngoài, kéo theo những biến chứng nghiêm trọng khác. Vậy viêm tai giữa có mủ cụ thể là gì và làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này? Hãy cùng tham khảo một số thông tin về chứng bệnh viêm tai giữa ứ mủ qua bài viết sau đây nhé!
Viêm tai giữa có mủ là gì?
Viêm tai giữa có mủ là tình trạng dịch tiết mủ viêm bên trong tai giữa tích tụ lâu ngày không được làm sạch, gây nhiễm trùng. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa là do sự tấn công của vi khuẩn từ vùng mũi - họng đến ống tai, điều này phụ thuộc vào cấu trúc hệ hô hấp của người bệnh. Vì vậy, viêm tai giữa có mủ là một bệnh lý thường thấy ở trẻ nhỏ vì cấu trúc hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, tạo cơ hội cho dịch mủ chứa vi khuẩn lan qua tai.
Viêm tai giữa có mủ là một bệnh lý thường thấy ở trẻ nhỏ vì cấu trúc hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện
Cứ mỗi 10 trẻ thì có 9 trẻ sẽ phải đối mặt với chứng bệnh này một lần trong đời, có thể nhiều hơn. Viêm tai giữa ứ mủ là căn bệnh phổ biến chỉ sau bệnh viêm đường hô hấp trên. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ em dưới 7 tuổi mắc bệnh viêm tai giữa đến 6 lần. Bệnh thường khó phát hiện ở trẻ do trẻ hầu như chưa thể giao tiếp được với cha mẹ và các dấu hiệu bệnh thường không rõ.
Viêm tai giữa ứ mủ gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, càng để lâu thì bệnh càng tiến triển nặng và có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn, trong trường hợp xấu nhất người bệnh sẽ không thể hồi phục thính lực.
Điều trị viêm tai giữa có mủ như thế nào?
Vậy làm thế nào để điều trị viêm tai giữa ứ mủ? Để điều trị bệnh viêm tai giữa ứ mủ, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ tai tại chỗ, thuốc kháng sinh toàn thân và phẫu thuật nếu cần thiết. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh, cụ thể như sau:
Tình trạng viêm tai giữa ứ mủ cấp tính
Để điều trị viêm tai giữa có mủ cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật dựa theo tình trạng của người bệnh.
Sử dụng thuốc: Để điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ cấp tính, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống phổ rộng. Nếu bệnh không đáp ứng kháng sinh, người bệnh sẽ phải thực hiện xét nghiệm nuôi cấy và làm kháng sinh đồ thông qua chích rạch màng nhĩ. Bác sĩ có thể thực hiện hút dịch tai sau khi đã làm sạch ống tai.
Phẫu thuật: Khi bệnh trở nặng và dẫn đến những biến chứng như lưu xương chũm, áp xe não,... người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật giải áp dây thần kinh VII khi có biến chứng liệt mặt.
Để điều trị viêm tai giữa ứ mủ cấp tính, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống phổ rộng
Tình trạng viêm tai giữa ứ mủ mạn tính
Sau đây là các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ mạn tính bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc: Để điều trị tình trạng viêm tai giữa có mủ mạn tính đã có thủng màng nhĩ, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc nhỏ tai tại chỗ ciprofloxacin trong quá trình điều trị. Liều dùng khuyến nghị là 2 lần mỗi ngày và kéo dài trong vòng 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, khi tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh cần phải điều trị bằng kháng sinh toàn thân. Sử dụng acid clavulanic đường ống kết hợp với amoxicillin là lựa chọn hàng đầu khi điều trị viêm tai giữa mạn tính.
Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ mạn tính, không có dấu hiệu lành trên 3 - 6 tháng sẽ được chỉ định phẫu thuật vá lại màng nhĩ. Chuỗi xương con có thể được tái tạo thông qua phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật nội soi để tái tạo chuỗi xương con có thể được thực hiện sau 6 - 12 tháng sau khi phẫu thuật vá màng nhĩ.
Người bệnh bị thủng màng nhĩ mạn tính sẽ được chỉ định phẫu thuật vá lại màng nhĩ
Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa ứ mủ
Viêm tai giữa ứ mủ là một bệnh lý nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Trong những trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến não và có nguy cơ tử vong. Do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa đóng vai trò thiết yếu trong bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Một số biện pháp dự phòng được khuyến cáo bao gồm:
Phòng tránh lây nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, và các loại virus đường hô hấp thường gặp.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đặc biệt là vắc xin phòng cúm và phế cầu, nhằm tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Sử dụng nút bịt tai khi đi bơi hoặc tắm gội để ngăn nước bẩn xâm nhập vào ống tai.
Đảm bảo vệ sinh khi lấy ráy tai: sử dụng dụng cụ sạch, vô khuẩn; tránh dùng các vật sắc nhọn hoặc kim loại gây tổn thương ống tai.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ nhỏ.
Khám tai định kỳ, đặc biệt ở nhóm trẻ có nguy cơ cao như trẻ bị hở hàm ếch, hội chứng Shprintzen hoặc các bất thường bẩm sinh vùng mặt.
Điều trị dứt điểm các đợt viêm tai cấp tính, không để kéo dài thành viêm tai giữa mạn tính có mủ, làm tăng nguy cơ biến chứng nặng nề.
Mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt tại nơi đông người, nhằm hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và trước khi vệ sinh vùng tai - mũi - họng.
Bệnh nhân từng phẫu thuật tai nên kiểm tra thính lực và tình trạng tai định kỳ, sử dụng thiết bị trợ thính theo chỉ định và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau mổ.
Những người mắc bệnh mạn tính như HIV, đái tháo đường, ung thư,... cũng cần theo dõi tai thường xuyên vì nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
Để phòng tránh viêm tai giữa có mủ ở trẻ nhỏ, nên thăm khám và kiểm tra tai định kỳ cho trẻ
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và bệnh lý viêm tai giữa có mủ cũng như những phương pháp điều trị và phòng ngừa chứng bệnh này. Khi phát hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên, hãy ngay lập tức tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được sự điều trị kịp thời và đúng cách bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.