Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không? Những điều mẹ bầu nên biết

Ngày 26/02/2019
Kích thước chữ

Bị sốt sau khi tiêm uốn ván là điều mà nhiều mẹ bầu không khỏi lo sợ. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không? Mẹ bầu nên làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm uốn ván?

“Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?” là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ vì lo ngại cơn sốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Việc nắm được kiến thức tiêm phòng khi mang bầu sẽ giúp chị em chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời với các tác dụng phụ của thuốc. Từ đó, duy trì được sức khỏe toàn diện cho cả bản thân và bé yêu.

Bệnh uốn ván là gì?

Trên thực tế, có không ít mẹ bầu né tránh việc tiêm phòng uốn ván vì không biết liệu tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không mà không hề biết rằng đây là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

Bệnh uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể và phát tán độc tố uốn ván. Chúng thường đi vào cơ thể qua đường vết thương hở và nhiễm trùng, sau đó tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra triệu chứng co thắt cơ, đau và các vấn đề về hô hấp.

Theo đánh giá của WHO, người mắc bệnh uốn ván có nguy cơ tử vong rất cao. Ban đầu, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường như hàm và lưỡi bị tê cứng, cả người căng cứng, co giật, lưng ưỡn ngược ra đằng trước. Khi chất độc lan đến hệ cơ vùng ngực, lồng ngực sẽ bị cứng lại và cuối cùng là tử vong.

Bị sốt sau khi tiêm uốn ván - Những điều mẹ bầu nên biết 1
Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương

Vì sao bà bầu nên tiêm vắc xin uốn ván?

Tiêm vắc xin uốn ván chính là giải pháp tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi bị vi trùng uốn ván xâm nhập trong quá trình sinh con. Với thai phụ, vi khuẩn có thể tiến vào qua đường sinh dục và dẫn đến hiện tượng uốn ván tử cung. Bên cạnh đó, vị trí cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh cũng chính là nơi có môi trường yếm khí thuận lợi, tạo điều kiện cho căn bệnh uốn ván rốn hình thành.

Như vậy, tiêm phòng uốn ván không chỉ bảo vệ mẹ bầu khi cơ thể xuất hiện vết thương hở trong quá trình mang thai, mà còn tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sau khi ra đời.

Thời gian mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván

Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên tiêm phòng vào 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn mẹ bầu ốm nghén, khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Vậy bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý? Khoảng 20 tuần trở lên, tức là 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu mới được tiêm phòng mũi đầu tiên và tiếp tục tiêm mũi thứ 2 sau 1 tháng. Thời điểm muộn nhất để tiêm mũi thứ 2 là 1 tháng trước khi sinh.

Đối với những mẹ bầu đã từng mang thai và tiêm phòng uốn ván, mẹ chỉ cần thực hiện tiêm 1 mũi phòng uốn ván. Nếu lần mang thai thứ 2 cách xa quá 10 năm, mẹ bầu sẽ phải tiêm lại 2 mũi uốn ván vì 2 mũi tiêm phòng uốn ván chỉ có giá trị trong thời gian 10 năm.

Thêm nữa, mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng Bộ Y tế quy định trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ có thể tiêm phòng uốn ván theo quy định và không được tiêm các mũi khác.

Bị sốt sau khi tiêm uốn ván - Những điều mẹ bầu nên biết 2
Tiêm vắc xin uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé 

Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?

Để trả lời cho thắc mắc: “Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Sốt chính là một trong những phản ứng phụ thường gặp khi tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Điều này cho thấy rằng cơ thể đang tạo kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân có hại.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ cũng trở nên yếu và nhạy cảm hơn với những vi khuẩn uốn ván. Như vậy, tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ bầu.

Thông thường, tiêm phòng uốn ván tổng cộng có 5 mũi, 2 mũi tiêm đầu tiên là 2 mũi cơ bản, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng. Sau 5 mũi tiêm này, có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thời gian cách mũi cuối cùng bao lâu. Do đó, mẹ bầu có thể bị sốt nhiều hơn 1 lần.

Bị sốt sau khi tiêm uốn ván - Những điều mẹ bầu nên biết 3
Nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng liệu tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không

Tiêm uốn ván có gây sinh non không?

Không chỉ lo lắng về việc tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không, mẹ bầu còn không khỏi thắc mắc liệu việc tiêm uốn ván gây sinh non có thật không. 

Điều này là không hề chính xác vì vắc xin uốn ván không gây ra hiện tượng dọa sinh và sinh non. Không những vậy, kháng thể uốn ván khi đi vào cơ thể của người mẹ còn có thể truyền sang thai nhi để bảo vệ con yêu lúc chào đời và sau sinh khoảng vài tháng.

Mẹ bầu nên làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm uốn ván?

Bà bầu tiêm phòng uốn ván về bị mệt sẽ tự động hết sau 3 - 4 ngày nên mẹ không cần lo lắng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, các triệu chứng này lại khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. 

Để hạ sốt một cách hiệu quả, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản sau:

  • Cởi bỏ bớt quần áo: Tốt nhất, mẹ nên nới lỏng quần áo và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để hạ bớt thân nhiệt.
  • Sử dụng túi chườm: Chị em có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm để chườm vào trán, nách, nếp gấp chân tay,... trong 20 - 30 phút.
  • Nếu bị sổ mũi, hắt xì, mẹ bầu nên xì mũi sạch. Đồng thời, sử dụng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để giảm bớt triệu chứng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Mẹ bầu có thể ăn các đa dạng các loại thức ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nhờ đó, bù đắp được năng lượng bị thiếu hụt trong cơ thể.
  • Tránh dùng các biện pháp dân gian để hạ sốt vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt khi mang thai nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể.
  • Bổ sung thêm vitamin, sắt, canxi và DHA để tăng sức đề kháng cho bà bầu.
tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không 4
Nghỉ ngơi sau khi tiêm uốn ván giúp cơ thể mẹ bầu hồi phục nhanh chóng hơn 

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã có thể giải đáp được thắc mắc: “Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?”. Hãy tiêm phòng vắc xin uốn ván đúng hạn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu, cũng như quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nhé!

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trung tâm uy tín, chất lượng cao trong lĩnh vực tiêm chủng. Tại Long Châu, bạn có thể tiêm chủng vắc xin với sự an tâm về chất lượng dịch vụ, thuốc chính hãng cùng đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và chất lượng cho mọi khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin