Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Ngày 13/02/2022
Kích thước chữ

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? Và đi như thế nào cho đúng? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác về thắc mắc này.

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh nhưng chưa tìm được câu trả lời thoả đáng. Vậy chính xác thì người bị thoái hóa cột sống nên vận động như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật bí trong bài viết dưới đây.

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

"Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?" là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn về xương khớp.

Thoái hóa cột sống là một trong những tình trạng thường gặp phải ở cột sống. Khi cột sống bị lão hóa hoặc bị tác động ngoại lực thì sẽ làm cho đĩa đệm thoái vị ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu. Điều này dẫn đến rễ thần kinh bị chèn ép gây ra đau và tổn thương liên quan đến các lỗ liên hợp cột sống.

Bị thoái hóa cột sống sẽ hạn chế khả năng vận động, hoạt động uyển chuyển của bệnh nhân. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và gặp khó khăn khi đi lại hay vận động làm việc. Không chỉ vậy, bệnh còn gây chèn ép các dây thần kinh khiến chúng tổn thương. Về lâu dài dẽ dẫn đến mất cảm giác.

Bị thoái hóa cột sống sẽ hạn chế khả năng vận động, hoạt động uyển chuyển của bệnh nhân Bị thoái hóa cột sống sẽ hạn chế khả năng vận động, hoạt động uyển chuyển của bệnh nhân

Vì thế nên, người bệnh phải hạn chế vận động để tránh tổn thương đến cột sống, cũng như các dây thần kinh. Tuy nhiên, việc nhiều người nghĩ bị thoái hóa cột sống không nên đi bộ hay vận động nhiều là một suy nghĩ sai lầm. Thậm chí, việc nằm một chỗ, hạn chế vận động còn khiến xương khớp trở nên kém linh hoạt hơn. Theo các chuyên gia y tế, đi bộ là một môn thể thao thực sự thích hợp với người bị thoái hóa cột sống. 

Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ bởi đây là bộ môn nhẹ nhàng và an toàn. Bộ môn thể thao này chỉ tác động một lực vừa phải lên cột sống, giúp các đốt sống giãn ra và giúp tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó, đĩa đệm, đốt sống và sụn khớp được hấp thu dưỡng chất tối đa để tái tạo nhanh hơn và ức chế quá trình thoái hóa.

Hơn thế nữa, việc đi bộ còn giúp kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên cột sống. Vì vậy, người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ hàng ngày. Việc này vừa để nâng cao sức khỏe, vừa làm giảm triệu chứng thoái hóa cột sống an toàn và hiệu quả.

Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa cột sống

Ngoài những lợi ích được kể ở trên như kiểm soát cân nặng, giúp cho cột sống hấp thu dưỡng chất tốt hơn thì đi bộ còn đem lại nhiều lợi ích khác:

Đi bộ giúp kiểm soát cân nặng, giúp cho cột sống hấp thu dưỡng chất tốt hơn Đi bộ giúp kiểm soát cân nặng, giúp cho cột sống hấp thu dưỡng chất tốt hơn
  • Tinh thần thoải mái: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, đi bộ sẽ giúp cơ thể tiết ra endorphin. Đây là loại hormone giúp tinh thần tỉnh tháo, thư giãn và hưng phấn. Sau khi đi bộ, bạn không chỉ thấy cột sống được thư giãn mà tinh thần cũng tỉnh táo hơn, giúp nâng cao khả năng tập trung.
  • Tăng cường cơ bắp: Bài tập đi bộ sẽ giúp cơ bắp ở các vùng hông, chân, bụng săn chắc. Từ đó góp phần giữ cho cột sống chắc chắn hơn.
  • Tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp, cột sống chắc khỏe, hoạt động linh hoạt.

Người bị thoái hóa cột sống cần lưu ý điều gì khi đi bộ?

Mặc dù đi bộ là một môn thể thao đơn giản, nhưng đối với người bị thoái hóa cột sống thì cần phải chú ý kỹ hơn. Chỉ cần sai tư thế, luyện tập quá sức sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy, người bị thoái hóa cột sống cần phải chú ý những điều sau đây:

  • Chọn một đôi giày chuyên dụng cho việc đi bộ.
  • Quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Chọn cung đường đi bằng phẳng, thoáng mát.
  • Nên ăn nhẹ trước khi đi bộ ít nhất 45 phút và mang theo một chai nước lọc.
  • Khởi động thật kỹ khớp gối, vùng hông và lưng dưới trước khi đi bộ. Tập các động tác xoay hông, gối, cúi gập người tối thiểu 5 phút. Tác dụng của khởi động là giúp làm nóng cơ thể, giúp cột sống được thư giãn và hạn chế chấn thương. Vì vậy, khởi động là bước quan trọng đối với bất kỳ bộ môn nào, kể cả đi bộ.
Khởi động giúp làm nóng cơ thể, giúp cột sống được thư giãn và hạn chế chấn thương Khởi động giúp làm nóng cơ thể, giúp cột sống được thư giãn và hạn chế chấn thương
  • Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ từ 20 - 30 phút mỗi ngày. Và bạn nên tập khoảng 4 - 5 buổi một tuần. Khoảng thời gian tốt nhất cho việc đi bộ là vào buổi sáng. Trong quá trình đi bộ, bạn nên dừng lại nếu cảm thấy đau.
  • Luôn giữ tư thế sao cho cột sống thẳng, đầu hướng về phía trước. Đồng thời đánh hai tay nhịp nhàng.
  • Duy trì ở mức 50 - 60 bước chân một phút. Có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào khả năng của cơ thể. Nhưng không được tập quá sức.
  • Tránh di chuyển quá nhanh, bước sải quá dài. Nên giữ khoảng cách giữa các bước đi trong khoảng 2 bàn chân.

Câu hỏi "Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?" đã được giải đáp qua bài viết trên. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích đối với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin