Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Biến chứng tiêm filler vào mạch máu: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp xử trí

Ngày 15/06/2024
Kích thước chữ

Phương pháp tiêm chất làm đầy ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, chị em cần chú ý biến chứng tiêm filler vào mạch máu có thể xảy ra. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách nhận biết biến chứng này nhé!

Biến chứng tiêm filler vào mạch máu nếu không được xử trí kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người thực hiện. Bởi vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chất làm đầu sẽ giúp người dùng được xử trí sớm.

Những biến chứng khi tiêm filler vào mạch máu

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc sử dụng filler để làm đẹp đã trở thành một xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, cùng với lợi ích mà filler mang lại là sự xuất hiện của nhiều nguy cơ và biến chứng tiềm ẩn, đặc biệt là tắc mạch máu. Đây là một biến chứng nghiêm trọng, có thể xảy ra nếu filler được tiêm trực tiếp vào hoặc xung quanh các động mạch.

Tắc mạch máu là tình trạng mà filler gây ra sự tắc nghẽn hoặc hạn chế sự lưu thông của máu trong mạch máu. Điều này xảy ra khi lượng filler được tiêm quá nhiều hoặc vị trí tiêm không đúng, làm cho máu không thể lưu thông qua đúng cách. Khi đó, người thực hiện tiêm có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, đột quỵ hoặc hoại tử mô mềm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cơ chế gây tắc mạch máu do tiêm filler bao gồm:

  • Tiêm filler vào động mạch: Nếu filler được tiêm trực tiếp vào một động mạch có thể gây tắc nghẽn ngay lập tức, ngăn cản dòng máu lưu thông qua động mạch đó.
  • Tiêm quá lượng filler gây tắc nghẽn vùng xung quanh động mạch: Khi lượng filler quá nhiều có thể gây áp lực lên các mạch máu nhỏ xung quanh động mạch, làm giảm hoặc ngăn chặn lưu thông máu.

Bởi vậy trước khi thực hiện, chuyên viên cần có các biện pháp phòng ngừa biến chứng như:

  • Kiểm tra vị trí tiêm chính xác: Việc tiêm filler cần phải được thực hiện bởi nhà chuyên môn có kinh nghiệm, để tránh tiêm vào các động mạch.
  • Sử dụng filler với liều lượng hợp lý: Không nên sử dụng quá nhiều filler trong một lần tiêm, để giảm nguy cơ tắc mạch máu.
  • Nhận diện triệu chứng để điều trị kịp thời: Nếu nghi ngờ có biến chứng tắc mạch máu, cần xử trí ngay lập tức để giảm thiểu tổn thương.
Biến chứng tiêm filler vào mạch máu: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp xử trí 1
Chất làm đầy gây tắc nghẽn mạch não có thể gây đột quỵ

Nguyên nhân gây biến chứng tiêm filler vào mạch

Trong ngành thẩm mỹ hiện đại, việc sử dụng filler để làm đẹp ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà filler mang lại là sự xuất hiện của các biến chứng tiềm ẩn, đặc biệt là tắc mạch máu. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi filler được tiêm vào động mạch hoặc tĩnh mạch, gây ra sự cản trở, ngăn chặn lưu thông của máu.

Khi lượng filler được tiêm quá nhiều vào vùng mô xung quanh động mạch hoặc tĩnh mạch có thể tạo áp lực lớn lên thành mạch xung quanh, gây ra tình trạng tắc nghẽn. Điều này ngăn cản sự lưu thông bình thường của máu và oxy vào các bộ phận cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu filler được tiêm trực tiếp vào động mạch hoặc tĩnh mạch có thể gây ra tắc nghẽn ngay lập tức. Điều này dẫn đến việc máu không thể lưu thông qua vùng này. Trong một số trường hợp, chất làm đầy sẽ hình thành huyết khối gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi một vị trí trong cơ thể bị tắc mạch máu, máu và oxy không thể lưu thông bình thường đến các bộ phận khác. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như mù lòa, đột quỵ hoặc hoại tử mô mềm. Những biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Chính vì vậy, việc lựa chọn đơn vị thực hiện, chăm sóc thẩm mỹ chuyên nghiệp là điều cần được ưu tiên để bảo vệ sức khỏe cũng như sự an toàn cho người thực hiện.

Biến chứng tiêm filler vào mạch máu: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp xử trí 2
Chất làm đầy khi tiêm vào mạch gây tắc nghẽn mạch máu

Dấu hiệu biến chứng khi tiêm filler

Để nhận biết kịp thời và xử trí biến chứng tiêm filler vào mạch máu, đây là những dấu hiệu cần chú ý trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chất làm đầy, cụ thể:

  • Đau hoặc khó chịu tại vị trí tiêm: Đau nhức hoặc khó chịu tại vị trí tiêm filler có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn mạch máu. Cảm giác này thường xảy ra do sự cản trở lưu thông máu tác động tới mô lân cận.
  • Sưng tấy vị trí tiêm hoặc vị trí tắc nghẽn mạch máu: Vùng da quanh vị trí tiêm hoặc nơi có tắc nghẽn mạch máu có thể sưng tấy, bị đau nhức. Hiện tượng sưng tấy này là dấu hiệu rõ ràng của quá trình viêm hay phản ứng tức thời của cơ thể với chất làm đầy.
  • Thay đổi màu sắc da tại vị trí tiêm filler: Sự thay đổi màu sắc da từ đỏ, xanh tím đến đốm trắng là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Đây thường là biểu hiện của sự suy giảm hoặc ngừng lưu thông máu tại vùng đó.
  • Khu vực tắc nghẽn có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể: Nếu khu vực da trở nên lạnh hơn so với các vùng khác trên cơ thể, đây là một dấu hiệu cho thấy tình trạng tiêm filler vào mạch máu cần được chú ý.

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, bệnh nhân cần ngay lập tức đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Biến chứng tiêm filler vào mạch máu là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như hoại tử da, tổn thương cơ quan, mù lòa…

Bởi vậy, sự cẩn trọng, chủ động trong việc quan sát biểu hiện cơ thể, phản ứng kịp thời sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng tiêm filler vào mạch máu: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp xử trí 3
Đau tại vị trí tiêm có thể là dầu hiệu tiêm filler vào mạch máu

Xử trí khi tiêm filler vào mạch máu

Việc xử trí kịp thời, chính xác khi phát hiện tình trạng tiêm filler vào mạch máu sẽ giảm thiểu các hậu quả tiêu cực. Biến chứng tắc mạch máu thường được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng kết hợp với các phương pháp thăm dò hình ảnh để đánh giá mức độ tắc nghẽn mạch máu cũng như xác định nguyên nhân chính là chất làm đầy.

Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về bệnh sử, các triệu chứng hiện tại và lịch trình tiêm filler để có cái nhìn toàn diện về tình trạng của người bệnh. Các biện pháp điều trị có thể thực hiện bao gồm:

  • Xoa bóp hoặc vỗ nhẹ vào vị trí tắc nghẽn: Đây là biện pháp đơn giản nhằm giải tỏa áp lực lên thành mạch, giúp cải thiện lưu lượng máu.
  • Chườm nóng lên da: Sử dụng chườm nóng có thể giúp làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tình trạng mạch bị tắc nghẽn.
  • Tiêm enzyme thủy phân chất làm đầy (hyaluronidase): Đây là phương pháp quan trọng để giải phóng filler gây tắc nghẽn, đặc biệt với các filler là HA (hyaluronic acid).
  • Sử dụng aspirin: Dùng aspirin có thể hạn chế hình thành cục máu đông, cải thiện lưu lượng máu trong vùng tắc nghẽn.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Nếu có biểu hiện nhiễm trùng, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết để phòng ngừa và điều trị.
  • Phẫu thuật để cải thiện vùng da bị tổn thương: Trong trường hợp tắc nghẽn mạch máu được khắc phục nhưng người bệnh đã có biến chứng khiến vùng da hoặc cơ quan bị tổn thương có thể cần phẫu thuật để phục hồi thẩm mỹ, chức năng của vùng da, cơ quan.
Biến chứng tiêm filler vào mạch máu: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp xử trí 4
Tiêm enzyme thủy phân chất làm đầy giúp lưu thông mạch máu bị tắc

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về cách nhận biết cũng như biện pháp xử trí khi tiêm filler vào mạch máu. Tiêm chất làm đầy là phương pháp làm đẹp phổ biến được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, hãy thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ uy tín với chuyên gia tay nghề cao để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng an toàn cho sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Tổng quan về phương pháp tiêm filler vùng kín dành cho phái đẹp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin