Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hoại tử da và những điều bạn cần biết

Ngày 14/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hoại tử da hay hoại tử là tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng, nếu không tiến hành xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Người bệnh sẽ phải cắt cụt chi, nhiễm trùng máu hoặc thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu chủ quan với hoại tử da.

Hoại tử da là bệnh lý phổ biến, thường diễn ra ở vết thương hở, trầy xước trên da. Để hiểu hơn về hoại tử da cũng như nguyên nhân, các cách xử lý, điều trị phù hợp, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Hoại tử da là gì?

Hoại tử da là một dạng hoại tử phổ biến, đây là tình trạng tế bào trong các mô da không có khả năng phục hồi cũng như tái tạo sau tổn thương, thay vào đó chúng chết đi dần dần và gây nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm. Hoại tử da thường xuất hiện sau chấn thương, bị nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với hóa chất mạnh.

Hoại tử da và những điều bạn cần biết 1
Một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử da

Trong Y học, thuật ngữ “hoại thư” cũng được dùng với nghĩa tương tự như hoại tử da nhưng đề cập đến một vùng hoại tử lớn hơn trên cơ thể, khiến làn da của người bệnh có màu đen và bắt đầu quá trình thối rữa.

Nguyên nhân khiến da bị hoại tử chủ yếu do lượng máu đến các mô giảm hoặc điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đa phần các ca hoại tử da đều không thể phục hồi. Phương án điều trị hoại tử da duy nhất là tiến hành tiểu phẫu hoặc phẫu thuật để loại bỏ phần mô đã chết, tránh ảnh hưởng đến các mô xung quanh và lan dần tổn thương.

Nguyên nhân dẫn đến hoại tử da

Theo các chuyên gia, tình trạng hoại tử da đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

Chấn thương: Chấn thương khiến các mạch máu bị tổn thương, ngăn cản dòng máu đến vùng mô mềm, da và xương để nuôi dưỡng, chữa lành dẫn đến hoại tử da. Tê cóng (da tê lạnh, nhợt nhạt khi tiếp xúc thời gian dài với môi trường lạnh) cũng có thể dẫn đến hoại tử da. Một số dạng chấn thương khác cũng rất thường gặp gồm có bỏng do điện, gãy xương, chấn thương sọ não, bóng da do hóa chất, tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao.

Tắc nghẽn mạch máu: Trong thành mạch hình thành cục máu đông làm cho dòng máu bị cản trở, những vùng cơ thể xung quanh uể oải, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tế bào thiếu oxy và dần dần chết, không còn khả năng phục hồi.

Hoại tử da và những điều bạn cần biết 2
Tắc mạch máu do cục máu đông là một trong những nguyên nhân gây hoại tử da

Nhiễm độc: Các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… có thể dẫn đến hoại tử da thông qua một vết trầy xước hoặc vết cắt rất nhỏ. Loài Streptococcus nhóm A được biết đến là loài vi khuẩn gây nhiễm trùng và hoại tử da phổ biến nhất. Mô da bị hoại tử do nhiễm trùng thường xảy ra ở tứ chi, đặc biệt là bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, một số loại virus có khả năng cao gây hoại tử da có thể kể đến như virus HIV, virus Herpes simplex loại 1, virus Tây sông Nile, virus Vaccinia,…

Bệnh lý khác: Một số bệnh tự miễn hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây hoại tử da, trong đó thường gặp nhất là bệnh Lupus ban đỏ. Các nghiên cứu cho thấy Lupus ban đỏ điều trị bằng thuốc corticosteroid có nguy cơ vị hoại tử da cao nhất do hoạt chất này khi dùng lâu dài sẽ làm yếu xương. Ngoài ra, tình trạng nghiện rượu, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh giảm áp, suy thận mạn tính, bệnh Cushing, bệnh Gaucher,… cũng dễ xảy ra hoại tử da.

Dấu hiệu nhận biết hoại tử da

Nhận biết sớm tình trạng hoại tử da sẽ giúp người bệnh nhanh chóng xử lý, chữa trị kịp thời, ngăn chặn tổn thương lan rộng đến nhiều mô mềm xung quanh và vết thương ngày một nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi bị hoại tử da.

  • Cảm thấy cơn đau nghiêm trọng hơn thông thường;
  • Sốt cao hoặc ớn lạnh;
  • Nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút;
  • Cảm giác tê hoặc đau kéo dài xung quanh vết thương bị hoại tử da;
  • Vết thương bị viêm, sưng đau, đỏ tấy hoặc phù nề;
  • Xuất hiện mụn nước trên da hoặc bề mặt vết thương;
  • Vết thương có mùi lạ, mùi hôi tanh;
  • Khó suy nghĩ rõ ràng;
  • Đổ nhiều mồ hôi.
Hoại tử da và những điều bạn cần biết 3
Những cơn sốt cao cảnh báo sớm tình trạng hoại tử da

Tất cả mọi đối tượng đều có thể bị hoại tử da nếu không chăm sóc, vệ sinh cẩn thận khi có vết thương, trầy xước trên da. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ bị hoại tử da cao hơn bao gồm:

  • Tuổi tác: Độ tuổi càng cao thì hệ miễn dịch càng suy yếu, nguy cơ hoại tử da tăng do dễ tổn thương khi chấn thương hoặc gặp bệnh lý về máu.
  • Lạm dụng rượu: Rượu là chất gây độc cho tế bào nên việc sử dụng rượu thường xuyên, đặc biệt là người nghiện rượu lâu dần có thể hủy hoại các tế bào gan, dẫn đến hoại tử gan và tăng nguy cơ hoại tử da.
  • Vết thương hở: Vết thương hở tiến triển thành áp xe hoặc vết rách phẫu thuật làm tăng nguy cơ hoại tử da do nhiễm trùng.
  • Chấn thương: Có thể tạo vết thương hở, dễ bị nhiễm trùng và gây hoại tử.
  • Bệnh tự miễn: Người bị Lupus ban đỏ, xơ cứng bì,… có khả năng bị hoại tử da cao hơn thông thường.
  • Sử dụng corticosteroid lâu dài: Thường là bệnh nhân điều trị bệnh lâu dài gây yếu xương.
  • Các bệnh khác: Có thể kể đến như đái tháo đường, bệnh về mạch máu, suy thận mạn, bệnh HIV,…
Hoại tử da và những điều bạn cần biết 4
Lạm dụng rượu làm gia tăng nguy cơ hoại tử da

Phương pháp điều trị hoại tử da

Tùy theo thực trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị, lựa chọn phương pháp phù hợp. Những biện pháp điều trị hoại tử da được dùng nhiều nhất hiện nay phải kể đến như:

  • Khôi phục lượng máu lưu thông đến vết thương: Tình trạng tồn tại cục máu đông trong mạch máu gây tắc nghẽn sẽ khiến hoại tử da thêm nghiêm trọng, mức độ tổn thương tăng cao. Chính vì vậy, với các ca hoại tử da do tắc mạch máu, người bệnh cần được khôi phục lưu lượng máu chảy đến vết thương để ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng.
  • Phẫu thuật: Sau khi tiến hành khôi phục lưu lượng máu đến vết thương hoại tử da, người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ những mô đã chết, những mô đã tổn thương và không có khả năng tái tạo.
  • Xử lý vết thương hoại tử da: Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết thương hoại tử da, sau đó loại bỏ những mô tổn thương và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc uống, thuốc bôi phù hợp.

Tuy rằng hoại tử da không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên, bạn cần đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ xử lý vết thương và loại bỏ mô chết, tránh vết thương lan rộng. Trong quá trình điều trị hoại tử da, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê,…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm