Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé không chịu bú bình là vấn đề không ít phụ huynh đang gặp phải, nhất là khi có con đầu lòng. Để giải quyết vấn đề này, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến con không bú bình, từ đó có phương án xử lý thích hợp, hiệu quả nhất.
Bú bình là cách cung cấp dinh dưỡng cho con được nhiều người lựa chọn, dùng để thay thế bú mẹ hoặc hỗ trợ kèm theo với bú mẹ để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên bé không chịu bú bình, bố mẹ phải làm sao?
Trước khi đi tìm giải pháp cho tình trạng này thì hiểu được nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình cũng là cách giúp bố mẹ giải quyết triệt để hiện tượng này, nuôi con khỏe con ngoan hơn mà không cần quá lo lắng về dinh dưỡng hay việc ăn uống của con.
Nói đến nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình có thể là do:
Bé chưa đến cơn đói: Trẻ chưa thực sự đói, vẫn còn no sữa từ cữ ăn trước là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé không chịu bú bình. Có thể thường ngày, mẹ cho bé bú mọi lúc mà không để ý khi nào con thực sự đói, khiến bé luôn trong trạng thái no lửng bụng, không đói quá làm con không muốn bú bình nữa. Thực tế, trẻ sẽ dễ bú bình và bú nhiều hơn khi được cho bú bình lúc thực sự đói đấy.
Chưa quen với bú bình: Nếu thường ngày, mẹ cho bé bú trực tiếp sữa mẹ rồi đột nhiên chuyển sang bú bình thì tình trạng bé không chịu bú bình xảy ra là rất bình thường. Khi này, trẻ cần thời gian để tập làm quen với bình bú cũng như cách uống sữa mới, bố mẹ hãy kiên nhẫn hơn với con nhé.
Núm ti của bình bú không thích hợp: Núm ti bình bú quá to, quá nhỏ hay được làm bằng chất liệu cứng cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình. Bố mẹ cần kiểm tra lại bình bú của con có khớp với miệng chưa, đạt đủ độ mềm mại, dẻo dai hay không và đổi loại bình bú kịp thời nhé.
Trẻ chưa quen với sữa bột: Khi thường ngày, mẹ cho bé bú sữa mẹ rồi chuyển sang sữa bột thì thời gian đầu, việc con không thích nghi được là chuyện khá dễ hiểu. Sữa mẹ và sữa bột có hương vị, kết cấu cũng như mùi hương khác nhau nên bé cần thêm thời gian để thích nghi.
Trẻ đang mọc răng: Là thời điểm trẻ quấy khóc khá nhiều và cảm giác ngứa ngáy, đau đớn ở khoang miệng và nướu răng khiến bé không chịu bú bình, không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.
Vấn đề bé không chịu bú bình khiến nhiều bậc làm cha mẹ không khỏi lo lắng cho chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của con. Vậy phải làm sao khi bé không chịu bú bình? Bố mẹ tham khảo một vài cách sau đây nhé:
Thời gian đầu, bố mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu xem khi nào con đói, chú ý trẻ khi đói mới cho bú bình sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn đấy. Khi này, bé đang đói và muốn ăn ngay nên tình trạng kén ăn cũng giảm, bé thích nghi với việc bú bình tốt hơn nữa.
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng cho con bú ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào cũng được, tốt nhất là nên để con bú ở nơi nhộn nhịp để dỗ con bú được nhiều hơn. Tuy nhiên điều này có thể gây phản tác dụng khi mà trẻ không tập trung vào việc bú sữa mà chú ý đến những sự vật, sự việc xảy ra xung quanh nhiều hơn.
Thay vào đó, bố mẹ nên cho con bú ở môi trường yên tĩnh, ánh sáng thích hợp để con tập trung hơn vào việc bú sữa, điều này còn giúp kích thích trẻ bú được nhiều và bú no sữa hơn.
Việc này khá quan trọng bởi nếu trẻ đã quen với bú trực tiếp từ mẹ, bé sẽ không biết nên làm gì để sữa chảy ra khi chuyển sang bú bình, có nghĩa là bé không biết cách bú dẫn đến bé không chịu bú bình.
Cách tốt nhất là trước khi chuyển sang bú bình một thời gian, mẹ nên cho bé ngậm ti giả để bé thích nghi với loại chất liệu và thiết kế này, đến khi bú bình không còn bỡ ngỡ và không mất thời gian làm quen lại từ đầu.
Nếu để bé làm quen cùng lúc với quá nhiều thứ mới có thể khiến trẻ hoảng loạn và quấy khóc, bé không chịu bú bình. Để giảm khả năng xảy ra tình trạng này, mẹ có thể giúp bé làm quen với bình bú bắt đầu bằng cách bú sữa mẹ.
Thay vì cho bé bú mẹ trực tiếp, mẹ có thể vắt sữa ra bình và cho bé bú, trẻ cảm nhận được dòng sữa quen thuộc sẽ dễ kích thích khả năng bú bẩm sinh, giúp bé tập dần cách bú bình trước khi chuyển sang sữa bột.
Việc làm này còn giúp mẹ không phụ thuộc nhiều vào thời gian ăn của con, có thể chủ động vắt sữa và dự trữ trước để khi không có mẹ, bé vẫn được bú sữa đầy đủ dinh dưỡng, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng.
Bố mẹ khi thấy bé không chịu bú bình cũng nên kiểm tra lại núm ti của bình có thích hợp với con không, có đủ độ mềm mại không bởi khi núm ti quá cứng sẽ khiến trẻ khó bú, dẫn đến gắt đói và quấy khóc, không muốn bú bình. Nếu nhận thấy con không bú bình dù đã tập dần một thời gian, mẹ có thể chủ động thay đổi loại bình bú có núm ti phù hợp với con hơn nhé.
Nếu đã áp dụng tất cả những cách trên mà chưa nhận thấy hiệu quả, trong thời gian tập cho bé quen với bú bình, mẹ có thể cho con ăn bằng cách khác để đảm bảo dinh dưỡng:
Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết thêm cách xử lý khi bé không chịu bú bình. Ngoài những cách trên, khi nhận thấy con quấy khóc thường xuyên kèm triệu chứng lạ, không ăn không uống thì bạn nên đưa con đến trung tâm y tế để được thăm khám nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.